An toàn của người bệnh là mối quan tâm hàng đầu của hệ thống chăm sóc y tế trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Chiến dịch toàn cầu “Ngày An toàn người bệnh thế giới” đã được phát động từ năm 2017. Chiến dịch kêu gọi các cơ quan đoàn thể chung tay ngăn chặn các sai sót, đặc biệt là các sai sót liên quan đến thuốc (gọi tắt là “Sai sót thuốc”) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Những sai sót này có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phân phối và sử dụng thuốc bởi nhân viên y tế, người bệnh. Sai sót thuốc có thể dẫn đến hậu quả bất lợi hoặc không trên người bệnh.
Những nghiên cứu thống kê trên thế giới cũng cho thấy, tỷ lệ sai sót trong quá trình sử dụng thuốc là không nhỏ. Một nghiên cứu gộp thực hiện ở các bệnh viện tại Hoa Kỳ, Úc, Anh và Đan Mạch trên > 25 000 người bệnh, kết quả cho thấy 3 – 17% người bệnh gặp phải các biến cố có hại do sử dụng thuốc (Adverse drug events - ADE); trong đó khoảng ½ ADE có thể phòng ngừa được và 20% ADE liên quan đến sử dụng thuốc. Trên trang thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cung cấp Hồ sơ dữ kiện An toàn người bệnh nhân (2019), trong đó cứ 10 người bệnh đến bệnh viện thì có 1 người bệnh bị tổn hại khi chăm sóc ở bệnh viện; và việc xảy ra các biến cố bất lợi do chăm sóc y tế không an toàn là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hoặc tàn tật trên thế giới.
Nhận thấy tính cấp bách của vấn đề, “An toàn trong sử dụng thuốc” là một trong những nội dung trọng tâm của hoạt động “An toàn người bệnh” tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Trong đó, Tổ Dược lâm sàng – Khoa Dược đóng vai trò then chốt trong việc triển khai các hoạt động phối hợp với bác sĩ, điều dưỡng nhằm thúc đẩy “An toàn trong sử dụng thuốc”. Các nội dung triển khai cụ thể của Tổ Dược lâm sàng phối hợp với bác sĩ và điều dưỡng gồm:
Hoạt động |
Mục tiêu |
Một số kết quả |
1. Hội chẩn và phê duyệt sử dụng thuốc kháng sinh |
Tối ưu sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, hiệu quả |
Hội chẩn và phê duyệt đa chuyên ngành các kháng sinh ưu tiên quản lý |
2. Đào tạo các chủ đề về An toàn trong sử dụng thuốc cho điều dưỡng
|
Nâng cao kiến thức liên quan các sai sót trong sử dụng thuốc của điều dưỡng |
Các thuốc không được nghiền, bẻ Tượng kỵ thuốc Sử dụng thuốc qua ống thông đường tiêu hoá |
3. Cảnh giác dược |
Nâng cao ý thức, kiến thức về an toàn trng sử dụng thuốc cho nhân viên y tế Báo cáo, dự phòng và xử lý các phản ứng cho hại của thuốc (ADR) |
Đào tạo về chẩn đoán, xử lý và báo cáo ADR cho NVYT. Dược sĩ phối hợp cùng bác sĩ, điều dưỡng trong xử lý và báo cáo các ca bệnh gặp ADR. |
4. Thực hành hợp tác với bác sĩ trong điều trị và chăm sóc người bệnh |
Nâng cao kiến thức về sử dụng thuốc cho bác sĩ Tăng cường thực hành hợp tác giữa bác sĩ – dược sĩ trong chăm sóc người bệnh |
Mô hình hợp tác bác sĩ – dược sĩ trong giảm đau hậu phẫu sau phẫu thuật cột sống tại Khoa Ngoại thần kinh Mô hình hợp tác bác sĩ – dược sĩ tại 3 khoa: Hồi sức tích cực – Chống độc, Ngoại thần kinh, Chấn thương chỉnh hình |
5. Tư vấn người bệnh ngoại trú |
Phát hiện, phòng ngừa và xử lý các sai sót thuóc Tăng kiến thức, tuân thủ điều trị và hiệu quả đièu trị cho người bệnh |
Duyệt đơn ngoại trú Tư vấn người bệnh ngoại trú tại Phòng tư vấn thuốc bởi dược sĩ |
6. Nghiên cứu khoa học |
Đánh giá sử dụng thuóc để phát hiện vấn đề liên quan thuốc và đề xuất can thiệp để cải thiện |
Nghiên cứu về chủ đề dùng thuốc qua ống thông tiêu hoá Nghiên cứu về tương tác thuốc Nghiên cứu về sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ngoại trú |
Dược sĩ trao đổi chuyên môn với các bác sĩ lâm sàng tại Khoa Chấn thương chỉnh hình
Dược sĩ đào tạo điều dưỡng toàn viện về chủ đề “Sử dụng thuốc qua ống thông đường tiêu hóa”
An toàn của người bệnh là mục tiêu chung của tất cả các nhân viên y tế và của toàn ngành y tế. Thực hành hợp tác giữa dược sĩ – bác sĩ – điều dưỡng là rất quan trọng để triển khai hiệu quả các hoạt động nhằm tăng cường “An toàn trong sử dụng thuốc” cho người bệnh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh