✴️ Cà phê hay trà có ảnh hưởng đến vắc xin Covid hay không

SVD. Lý Gia Hân, SVD. Nguyễn Huỳnh Thảo Vy - ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
TS.DS Võ Thị Hà - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

 

Việc nhâm nhi một tách trà, cà phê vào mỗi buổi sáng hay xế chiều từ lâu cũng đã trở thành một phần của văn hóa người dân Việt. Chắc hẳn bạn cũng đã quen thuộc với thuật ngữ “caffeine”, đây là thành phần chính trong các món đồ uống thân thuộc hằng ngày vừa được nhắc đến. Vậy caffeine trong cà phê, trà ta vẫn uống mỗi ngày có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine COVID-19 hay không? Chúng ta hãy cũng đọc qua một số thông tin dưới đây để dễ dàng trả lời được câu hỏi trên, cũng như cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.

 

CAFFEINE LÀ CHẤT GÌ?

Theo  Hiệp hội Rượu và thuốc lá của Úc (Alcohol anh Drug Foundation - ADF)thì caffeine là một hoạt chất có tác dụng kích thích, có nghĩa làm tăng tốc độ truyền tín hiệu giữa não và cơ thể.1

Caffeine được tìm thấy trong hạt, quả hạch và lá của một số loại cây khác nhau, bao gồm:1

  • Cây Coffea arabica (dùng làm cà phê)
  • Cây Thea sinensis (dùng để pha trà)
  • Cây Cola acuminata (được sử dụng như một loại hạt, trà hoặc trong nước giải khát)
  • Cây Theobroma cacao (được sử dụng trong cacao và sô cô la)
  • Cây Paullinia cupana (được sử dụng như guarana trong thức ăn nhanh và nước tăng lực)

Tóm lại, caffeine có thể được tìm thấy tự nhiên trong các loại cây mà chúng ta sử dụng để pha cà phê, trà sô-cô-la. Caffeine cũng có thể được thêm vào như một thành phần của thực phẩm và đồ uống.3

 

Bên cạnh lợi ích phổ biến, các tác dụng sau có thể gặp phải trong vòng 30 phút và có thể tiếp tục kéo dài đến 6 giờ sau khi tiêu thụ caffeine như:2

  • Cảm thấy tỉnh táo và năng động hơn
  • Bồn chồn, dễ bị kích thích và chóng mặt
  • Lo lắng và cáu kỉnh
  • Mất nước và cần đi tiểu thường xuyên hơn
  • Tăng thân nhiệt
  • Nhịp thở và nhịp tim nhanh hơn
  • Nhức đầu và thiếu tập trung
  • Đau dạ dày

 

KHUYẾN CÁO VỀ VIỆC CÓ NÊN SỬ DỤNG CÀ PHÊ KHI TIÊM VACCINE?

Theo Quyết định 3588 về việc Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế  nhấn mạnh Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng. Bộ Y tế cũng đề cập không uống nhiều thực phẩm chứa caffeine (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm bởi caffeine làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.4

 

Về ảnh hưởng lên hiệu quả của vắc xin: Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hiệu quả của vaccine không phụ thuộc vào bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào trước hoặc sau khi tiêm vaccine.5

 

HIỆU QUẢ CỦA CAFFEINE TRONG ĐIỀU TRỊ COVID-19 VẪN CÒN ĐANG NGHIÊN CỨU

Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến nhu cầu nhanh chóng tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này; rất tiếc là vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị cụ thể. Vì đây là một căn bệnh phức tạp mới xuất hiện, đã có các loại thuốc hiện được đề xuất để cải thiện sự lây nhiễm của SARS-CoV-2. Việc dùng caffeine được đề xuất chủ yếu vì nó cải thiện năng suất tập luyện, giảm mệt mỏi và tăng sự tỉnh táo và nhận thức. Caffeine đã được chứng minh là một chất chống viêmđiều hòa miễn dịch hiệu quả. Trong cơ trơn đường thở, nó có tác dụng giãn phế quản. Ngoài ra, một tài liệu được công bố gần đây đã gợi ý hoạt động kháng virus tiềm năng của caffeine nhưng chỉ mới nghiên cứu ở mô hình động lực học phân tử silico. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận thông qua các mô hình trên tế bào, động vật và trên người.

 

KẾT LUẬN

Có thể nhận thấy rằng nếu sử dụng các sản phẩm chứa caffeine từ trà, cà phê ngay trước và sau tiêm vaccine có thể sẽ gây kích thích trên cơ thể (như sốt, nhịp tim nhanh…) và có thể không an toàn, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng lên hiệu quả của vaccine. Do đó, tốt nhất nên tạm dừng uống cà phê, trà ít nhất 1 ngày trước tiêm3 ngày sau tiêm vaccine COVID-19.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Healthline (2017). The Effects of Caffeine on Your Body.
    https://www.healthline.com/health/caffeine-effects-on-body
  2. Alcohol and Drug Foundation Australian. Caffeine. Last published: December 16, 2020
    https://adf.org.au/drug-facts/caffeine
  3. FDA (2018). Spilling the Beans: How Much Caffeine is Too Much?
    https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/spilling-beans-how-much-caffeine-too-much
  4. Bộ Y tế (27/07/2021). 5 lưu ý quan trọng sau tiêm vaccine COVID-19.
    https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6847426-6288
  5. WHO (28/10/2020). Coronavirus disease (COVID-19): Vaccines.
    https://www.who.int/news-room/q-a-detail/coronavirus-disease-(covid-19)-vaccines
  6. Romero-Martínez, Bianca S et al. “Possible Beneficial Actions of Caffeine in SARS-CoV-2.” International journal of molecular sciences vol. 22,11 5460. 22 May. 2021, doi:10.3390/ijms22115460 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8196824

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp 

return to top