✴️ Sự khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế là gì? Chọn lựa loại bảo hiểm nào?

Mặc dù cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ đều cần thiết trong đời sống hiện đại, nhưng không phải ai cũng nắm rõ sự khác biệt trong hình thức và lợi ích giữa hai loại bảo hiểm này. Dưới đây là bảng so sánh điểm khác nhau giữa bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ mà bạn có thể tham khảo.

Tiêu chí so sánh

Bảo hiểm y tế (BHYT)

 

Bảo hiểm nhân thọ (BHNT)

Hình thức hoạt động

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm do Nhà nước cung cấp và quản lý.

Bảo hiểm y tế được sử dụng để trợ cấp tài chính cho người tham gia mỗi khi điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm do công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp.

Bảo hiểm nhân thọ được thiết kế với điều khoản và quyền lợi rõ ràng, nhằm bảo vệ người tham gia trước rủi ro sức khỏe, thân thể và tính mạng.

Bảo hiểm y tế mang bản chất thuần bảo vệ.

Bảo hiểm nhân thọ mang bản chất bảo vệ, song hành tích lũy có kỷ luật và đầu tư.

Số tiền đóng phí được tích lũy vào quỹ chung, gọi là quỹ bảo hiểm y tế.

Quỹ bảo hiểm y tế không có khả năng đầu tư sinh lời.

Quỹ bảo hiểm nhân thọ hoạt động theo hình thức lấy số đông bù cho số ít.

Quỹ BHNT được dùng để đầu tư vào hoạt động tài chính và sinh lời.

Khi người được bảo hiểm gặp rủi ro bệnh tật hoặc tai nạn, bảo hiểm y tế sẽ trích quỹ nhằm hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí trong quá trình điều trị bệnh.

Dựa vào quá trình đóng phí của người tham gia, bảo hiểm nhân thọ chi trả quyền lợi và hỗ trợ tài chính khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Quyền lợi

Bảo hiểm y tế chỉ giải quyết các nhu cầu thuần túy về sức khỏe như khám chữa bệnh, nằm viện, phẫu thuật, thuốc men.

Không hỗ trợ tài chính nếu người tham gia gặp phải biến cố khác trong cuộc sống.

 

Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng nhu cầu tài chính khác nhau của người tham gia ở 3 khía cạnh bảo vệ, tích lũy và đầu tư. Cụ thể:

  • Chi trả cho rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

  • Chi trả cho rủi ro tai nạn, bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh ung thư.

  • Hướng tới xây dựng quỹ tài chính.

  • Giải pháp tích lũy cho tuổi hưu trí .

Mức phí đóng

Bảo hiểm y tế bao gồm 2 loại: bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện.

  • Bảo hiểm y tế bắt buộc có phí đóng được quy định trong luật Bảo hiểm Y tế.

  • Bảo hiểm y tế tự nguyện có phí đóng phụ thuộc vào nghề nghiệp và thu nhập của người tham gia.

 

Theo quy định mới nhất, phí bảo hiểm y tế tự nguyện nằm ở 4,5% mức lương và phụ cấp lương (trong đó doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đóng 3%, người lao động đóng 1.5%).

Mức phí tham gia bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào 6 yếu tố:

  • Sản phẩm bảo hiểm.

  • Tuổi tác.

  • Nghề nghiệp.

  • Giới tính.

  • Tình trạng sức khỏe.

  • Số tiền mong muốn được chi trả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Thời điểm đóng phí

Người tham gia chỉ đóng phí một lần duy nhất cho chu kỳ hàng năm khi ký hợp đồng.

Bảo hiểm nhân thọ cho phép đóng phí định kỳ theo tháng/quý/năm.

Giá trị tích lũy

Vào thời điểm đáo hạn hợp đồng, khách hàng không nhận được bất kỳ khoản tiền hoàn lại nào.

 

Khi hợp đồng bảo hiểm kết thúc, người tham gia có thể nhận được giá trị hoàn lại (trừ các quy định khác có trong hợp đồng).

 

Vậy nên mua loại bảo hiểm nào?

Đầu tiên, bảo hiểm y tế là cần thiết với mỗi cá nhân và tổ chức, là "chiếc thẻ thông hành sức khỏe" cơ bản nhất giúp hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí điều trị, bao gồm chi phí thuốc men, chi phí nằm viện, chi phí phẫu thuật hoặc chăm sóc thai sản cho người tham gia.

Hãy tham gia bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ nếu mục tiêu chính của bạn là được hỗ trợ tài chính trước rủi ro bệnh tật hoặc tai nạn, không có nhu cầu tích lũy hay đầu tư sinh lời.

Nhìn chung, bảo hiểm y tế hay bảo hiểm nhân thọ đều quan trọng đối với kỳ vọng nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người. Để lựa chọn bảo hiểm khám chữa bệnh tốt nhất cho bản thân và gia đình, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin, điều khoản và chính sách của mỗi sản phẩm. Đồng thời, đừng quên xác định nhu cầu và ngân sách hiện tại để mua được gói bảo hiểm phù hợp nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top