✴️ Quy trình cai thở máy bằng phương thức kiểm soát ngắt quãng đồng thì (SIMV)

ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG

Thở máy kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng bệnh viện, tổn thương phổi do thở máy, chi phí điều trị tốn kém dẫn đến khó bỏ máy và BN có nguy cơ tử vong. Do vậy mỗi khi BN phải thở máy, thầy thuốc cần phải nhanh chóng đánh giá cai thở máy của BN để xem xét bỏ máy thở càng sớm càng tốt.

Những bệnh nhân thở máy dài ngày, cai thở máy bằng phương pháp PSV, thử nghiệm CPAP hay ống chữ T (T- tube) khó khăn hoặc thất bại thì SIMV là phương pháp thích hợp để lựa chọn.

 

CHỈ ĐỊNH

Những bệnh nhân thở máy dài ngày, cai thở máy bằng phương pháp PSV, thử nghiệm CPAP hay ống chữ T (T- tube) khó khăn hoặc thất bại

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân ngừng thở, ngừng tim

Bệnh nhân không có khả năng tự thở (như bệnh lý thần kinh cơ nặng...)

Chưa đủ tiêu chuẩn cai thở máy

 

CHUẨN BỊ

Nhân viên y tế:

Bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy.

Phương tiện: 

Máy thở có phương thức thở SIMV và có bộ phận trigger, đã được khử khuẩn.

Bộ đo NIF, Vt.

Dụng cụ tiêu hao: bộ đường dẫn khí máy thở bằng chất dẻo (dây máy thở) vô khuẩn, ống thông hút đờm thông thường (dùng 1 lần), ống thông hút đờm kín (thay hàng ngày).

Hệ thống oxy (oxy tường hoặc bình oxy có van giảm áp).

Hệ thống khí nén (hoặc máy nén khí, dùng cho các máy thở  vận hành bằng khí nén)

Hệ thống hút (hoặc máy hút).

Máy theo dõi liên tục: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.

Máy xét nghiệm khí máu

Máy chụp Xquang tại giường

Bóng ambu kèm theo mặt nạ, bộ dụng cụ thở oxy (oxymeter, bình làm ẩm oxy, ống dẫn oxy, gọng kính oxy, mặt nạ oxy)

Bộ mở màng phổi cấp cứu, hệ thống hút khí áp lực thấp, bộ cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Bệnh nhân:

Giải thích cho bệnh nhân (nếu bệnh nhân tỉnh) sự cần thiết của cai thở máy để bệnh nhân hợp tác.

Làm xét nghiệm khí trong máu. Đo huyết áp, lấy mạch, nhịp thở, SpO2 trước khi cai thở máy. Đặt máy theo dõi liên tục.       

Hồ sơ bệnh án:

Ghi chép đầy đủ các thông số cần theo dõi. Kiểm tra lại kết quả các xét nghiệm.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Ghi lại đầy đủ các thông số của phương thức thở máy đang được thực hiện trước khi chuyển sang phương thức cai thở máy.

Tiêu chuẩn cai thở máy

Giải quyết được nguyên nhân phải thở máy

Oxy hóa máu cải thiện: PEEP  ≤ 5cmH2O, PaO2 > 60mmHg, với FiO< 0,5

HA ổn định: không dùng hoặc dùng liều nhỏ thuốc co mạch, trợ tim. 

Nhịp tim <140 chu kỳ/phút

Nhiệt độ < 38 độ C

pH và PaCO2 phù hợp với bệnh lý hô hấp nền của bệnh nhân

Khi bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn cai thở máy. Tiến hành cai thở máy

Tiến hành cai thở máy

Thể tích lưu thông (Vt): đặt bằng Vt của phương thức thở máy  đang được thực hiện trước khi chuyển sang SIMV.

Đặt mức trigger: 3 lít/phút (trigger dòng), hoặc -1 cmH2O (trigger áp lực).

Tần số máy thở: đặt thấp hơn tần số của phương thức thở máy  đang được thực hiện trước khi chuyển sang SIMV 2 – 4 nhịp/phút.

Lưu lượng dòng đỉnh: giữ nguyên như đang đặt.

FiO2 giữ nguyên như đang đặt.

PEEP = 5 cmH2O.

Áp lực hỗ trợ (PS) cho các nhịp tự thở: 10 – 14 cmH2O.

Đánh giá và điều chỉnh máy thở

Đánh giá đáp ứng cai thở máy của BN

Chỉ số thở nhanh nông (RSBI) < 100 chu kỳ/phút/lít

Oxy hóa máu: SaO2 ≥ 90%, PaO2 ≥ 60mmHg, pH ≥ 7,32, PaCO2 tăng dưới 10mmHg so với trước khi cai máy.

Tần số thở ≤ 30 chu kỳ/phút hoặc thay đổi dưới 50% so với trước.

Nhịp tim < 140 chu kỳ/phút, hoặc thay đổi < 20%, HA

Ý thức không thay đổi, không kích thích.

Không gắng sức (sử dụng cơ hô hấp phụ, thở nghịch thường)

Điều chỉnh thông số máy thở.

Nếu bệnh nhân đáp ứng cai thở máy

Điều chỉnh tần số: giảm dần tần số máy thở mỗi lần 2 nhịp/phút nếu đáp ứng tốt, tăng lại tần số nếu đáp ứng không tốt.

Điều chỉnh PS: giảm dần PS mỗi lần 2 cmH2O nếu đáp ứng tốt, tăng lại PS nếu đáp ứng không tốt.

Khi tần số còn 6 nhịp/phút, PS 4 – 5 cmH2O và tình trạng bệnh nhân tốt có thể xem xét làm thử nghiệm CPAP (xem quy trình thử nghiệm CPAP) để quyết định bỏ máy thở cho bệnh nhân. Sau đó xem xét rút nội khí quản (đánh giá ho khạc đờm, ý thức)

Nếu bệnh nhân không đáp ứng cai thở máy: chuyển lại thông số thở SIMV trước, nếu bệnh nhân vẫn không đáp ứng cai thở máy chuyển lại phương thức thở kiểm soát VCV hoặc PCV.

Nếu bệnh nhân cai máy thất bại: cần đánh giá thêm

Ống NKQ

Xem xét ống NKQ có nhỏ không?, Có tắc NKQ không?

Khí máu

Tránh kiềm chuyển hóa 

BN có tăng PaCO2, giữ PaCO2 trên mức giá trị nền của BN

Dinh dưỡng

Hỗ trợ đủ năng lượng

Tránh rối loạn điện giải

Tránh thừa năng lượng 

Đờm

Hút sạch đờm

Tránh mất nước nặng

Vấn đề thần kinh cơ

Tránh sử dụng các thuốc làm yếu cơ (thuốc giãn cơ, nhóm aminoglycosid, clindamycin) ở BN yếu cơ

Tránh sử dụng corticoid nếu không cần thiết.

Tắc nghẽn đường thở

Loại trừ dị vật đường thở

Sử dụng thuốc giãn phế quản nếu cần

Ý thức BN

Tránh dùng quá liều thuốc an thần

Cai thở máy vào buổi sáng

 

THEO DÕI

Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, báo động.

Tình trạng chống máy: xem bệnh nhân có hợp tác với máy thở không. Nếu bệnh nhân  không hợp tác giải thích động viên hướng dẫn cho bệnh nhân hợp tác với máy thở. Trong trường hợp thất bại, oxy hóa máu bệnh nhân không cải thiện, bệnh nhân thở nhanh > 30 lần/phút. Chuyển thở phương thức kiểm soát.

Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO,: thường xuyên.

Ý thức bệnh nhân so với trước khi cai thở máy.

Xét nghiệm khí trong máu: làm định kỳ (12 – 24 giờ/lần) tùy theo tình trạng bệnh nhân, làm cấp  cứu khi có diễn biến bất thường.

Đo NIF, Vt hàng ngày

X quang phổi: chụp 1 – 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi có diễn biến bất thường.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Ý thức: cần theo dõi ý thức xem bệnh nhân có tỉnh  không ( hôn mê : nguyên nhân toan hô hấp, suy hô hấp tiến triển nặng lên...), nếu bệnh nhân hôn mê kiểm tra lại khí máu xem có toan hô hấp không và chuyển lại phương thức thở trước cai thở máy.

Nhịp thở: nếu nhịp thở > 30 lần/phút, (đã lại trừ nguyên nhân như tắc đờm, co thắt phế quản...) chuyển thở lại phương thức thở trước cai thở máy.

Tụt huyết áp

Theo dõi huyết áp.

Xử trí khi có tụt huyết áp: truyền dịch, dùng vận mạch nếu cần.

Chấn thương áp lực (tràn khí màng phổi):

Biểu hiện: bệnh nhân chống máy, áp lực đưởng thở tăng, SpO2 tụt, tràn khí dưới da, khám phổi có dấu hiệu tràn khí màng phổi 

Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu.

Nhiễm khuẩn liên quan thở máy: cần tuân thủ triệt để các nguyên tắc vô khuẩn bệnh viện để dự phòng. Điều trị kháng sinh sớm và theo nguyên tắc xuống thang khi xuất hiện nhiễm khuẩn. 

Loét/xuất huyết tiêu hóa do stress: dự phòng bằng thuốc ức chế bơm proton.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top