✴️ Xét nghiệm đông máu: Thrombin time (TT)

Nội dung

Sử dụng TT để theo dõi điều trị UFH: TT là một xét nghiệm dựa trên tạo thành cục máu đông (clot-based assay), vì vậy trong quá khứ, một số LABO sử dụng TT để theo dõi điều trị UFH. Điều này được thực hiện bằng cách cho một lượng thrombin đã biết vào PPP và đo thời gian tạo thành cục máu đông. Dưới những điều kiện nhất định, heparin tạo ra sự kèo dài TT phụ thuộc liều, có đồ thị dạng nửa logarit (semilog). Hiện nay, nó không còn được sử dụng cho mục đích này, mà thay bằng APTT.

Đối với bệnh nhân phẫu thuật bắt cầu tim phổi, nhận được một lượng lớn UFH (8-10IU/mL) nghĩa là cả TT và APTT đều không xác định được do cục máu đông không thể hình thành, và những xét nghiệm khác cần được thực hiện để theo dõi mức độ chống đông. Trong trường hợp đó, người ta sử dụng ACT (Activated Clotting Time, đọc ở phần Miscellaneous Tests). Ở bệnh nhân có APTT kéo dài trước khi phẫu thuật bắt cầu, như bệnh nhân suy giảm nặng yếu tố XII, ACT có thể nhầm lẫn. Khi đó đo mức anti-Xa có thể có giá trị.

TT thường được dùng để xác định có hay không sự hiện diện của heparin trong mẫu máu, trước khi nó được đem đi sử dụng cho các xét nghiệm đông máu phức tạp hơn. Một mẫu máu với TT kéo dài và thời gian reptilase (Reptilase Time) bình thường, hầu như có thể kết luận sự có mặt của UFH.

Một số test khác có thể dùng để kết luận có hay không sự hiện diện của heparin trong một mẫu với TT kéo dài gồm: Test hiệu chỉnh Protamine sulfate và Test xanh Toludine.

Protamine sulphate là một thuốc thử tích điện dương, sẽ trung hòa UFH (và FDP). Ngược lại Xanh Toludine cũng sẽ hiệu chỉnh thời gian TT kéo dài ở một số trường hợp rối loạn fibrinogen máu.  

 

GIỚI THIỆU

Thrombin Time (hay Thrombin Clotting Time) là một xét nghiệm được thực hiện một cách rộng rãi mặc dù nó không cần thiết trong danh sách các các xét nghiệm sàng lọc. Reptilase Time (RT) cũng là một test được thực hiện phổ biến, tương tự như TT nhưng sử dụng chất hoạt hóa khác (nọc độc rắn độc chứ không phải là thrombin).

Reptilase là một enzyme tìm thấy trong nọc độc của rắn Bothrops, có hoạt tính tương tự thrombin. Không như thrombin, reptilase đề kháng với sự ức chế của antithrombin III, vì vậy RT không kéo dài trong mẫu máu có chứa heparin, hirudin, hoặc chất ức chế thrombin trực tiếp (DTI).

 

NGUYÊN LÝ

TT chỉ liên quan đến việc cho thrombin của người hoặc của bò vào PPP. Vì vậy nó phản ánh sự chuyển fibrinogen thành fibrin, nhưng nó cũng nhạy để xác định sự hiện diện của một số chất ức chế trong huyết tương như heparin.

TT cắt fibrinogen, tiết ra fibrinopeptide A (FpA) và fibrinopeptide B (FpB). Sản phẩm phân cắt chính, FpA được từ từ fibrinogen sau amino acid 16 hoặc đôi lúc là 19 và FpB là sản phẩm được cắt ra tại amino acid số 14.

 

PHƯƠNG PHÁP

Thrombin người (hoặc bò) được cho vào PPP tại 37 độ C và thời gian tạo thành cục đông của fibrin được ghi lại. Phục hồi calcium huyết tương là không cần thiết.

Thuốc thử

Giải thích

PPP

Xem phần “Những biến đổi tiền phân tích (Pre-analytical variables)”

Thrombin người hoặc bò (IIa)

Trong quá khứ Thrombin bò thường được sử dụng, nhưng hiện nay hầu hết đã được thay thế bằng thrombin người.

 

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Nhìn chung, TT sẽ kéo dài khi mức fibrinogen có chức năng <1 g/L .

Bất thường

Phân tích 

Suy giảm fibrinogen bẩm sinh

Bệnh không có hoặc giảm mức fibrinogen máu afibrinogen/hypofibrinogen)

(Bệnh rối loạn chức năng (dysfibrinogen) hoặc cả số lượng và chức năng (hypo-dysfibrinogen) mức fibrinogen máu.

Suy giảm fibrinogen mắc phải

DIC

Sau liệu pháp tiêu sợi huyết

Bệnh gan

Bệnh ác tính

Một số thuốc chống đông làm kéo dài TT 

UFH

LMWH không gây kéo dài TT trừ trường hợp nồng đồ rất cao - Hirudin

Argatroban

Warfarin không ảnh hưởng lên TT

TT không được khyến cáo sử dụng để theo dõi các chất ức chế thrombin trực tiếp.

Tăng mức FDP

Điều này tương tác với sự polyme hóa của fibrin, và ở nồng độ  cao có thể dẫn đến kéo dài TT.

Paraprotein

Có thể tương tác với sự polymer hóa fibrin, gây kéo dài TT.

Giảm albumin máu

Điều này có thể dẫn đến kéo dài cả TT và reptilase time. Sự kéo dài này là một hiện tượng xảy ra trong in vitro, và có thể hiệu chỉnh thời gian TT và RT bằng cách tăng nồng độ albumin trong ống nghiệm. 

Amyloidosis 

Kéo dài cả TT và RT cũng thấy trong bệnh nhân amyloidosis, do ức chế sự chuyển fibrinogen thành fibrin.

Phơi nhiễm với thrombin bò

Bệnh nhân đã phơi nhiễm với thrombin bò, có nguy cơ phát sinh chất ức chế làm kéo dài TT phụ thuộc thrombin bò. Nếu kháng thể phản ứng chéo với thrombin người, TT phụ thuộc thrombin người cũng có thể kéo dài. RT bình thường với những chất ức chế này.

Những chất chống đông bệnh lý

Những chất chống đông giống heparin đã được báo cáo (dù hiếm) ở những bệnh nhân có bệnh lý ác tính hoặc những rối loạn khác, dẫn đến PT kéo dài nhưng RT bình thường.

Tăng fibrinogen máu

Tăng fibrinogen máu đôi lúc có thể liên kết với TT (và RT) kéo dài. Cơ chế chưa rõ nhưng có thể phản ánh tương tác giữa liên kết fibrin và lượng fibrinogen quá mức.

Fibrinogen bào thai (Fetal fibrinogen)

TT ở trẻ sơ sinh thường kéo dài do sự hiện diện fetal fibrinogen. Rất quan trọng phải nhớ rằng khi điều tra hemostasis ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phải sử dụng khoảng tham chiếu thích hợp.

 

KHOẢNG THAM CHIẾU

Mỗi LABO phải xây dựng một khoảng tham chiếu riêng, nhìn chung TT nằm trong khoảng 13-15 giây.

 

THROMBIN TIME LIỀU CAO (HITT – HIGH DOSE THROMBIN TIME)

HiTT là một biến thể của TT, sử dụng một lượng lớn thrombin để đánh giá UFH ở liều được sử dụng trong phẫu thuật bắt cầu (CPB). HiTT đánh giá giai đoạn cuối cùng của con đường đông máu, chuyển fibrinogen thành fibrin và vì vậy, ít bị ảnh hưởng bới các biến số tác động lên ACT. Ngược lại với ACT, HiTT không bị ảnh hưởng bởi các thuốc tiêu sợi huyết, hạ thân nhiệt, pha loãng máu, giảm nhẹ fibrinogen hoặc mức cao FDP. Tuy nhiên, test này không thể dùng để đo mức nền ở các mẫu máu không có chất chống đông vì nồng độ cao thrombin dẫn đến thời gian tạo cục đông rất ngắn, không thể đo được. Hạn chế này có thể vượt qua bằng cách thực hiện TT chuẩn, chứa nồng độ thấp thrombin.

 

XÉT NGHIỆM ỨC CHẾ THROMBIN HEMOCLOT (HEMOCLOT THROMBIN INHIBITOR ASSAY)

Hemoclot Thrombin Inhibitor Assay là một xét nghiệm định lượng, dựa vào tạo cục máu đông để đo Hirudin và những chất ức chế thrombin trực tiếp khác (Direct Thrombin Inhibitors –DIT) bao gồm Argatroban và Dabigatran. Xét nghiệm bằng cách trộn hỗn hợp huyết tương bệnh nhân pha loãng (mức pha loãng tùy thuộc vào nồng đọ DTI, ví dụ, nồng độ cao thì pha loãng 1:20; nồng độ thấp thì 1:8) với huyết tương người bình thường. Cục máu đông bắt được tạo ra khi cho một lượng cố định (nhưng đủ dư) α thrombin và đo thời gian tạo cục máu đông. Thời gian tạo cục máu đông tỷ lệ trực tiếp với nồng độ của chất ức chế trực tiếp thrombin hiện diện trong huyết tương. Một đường cong chuẩn được xây dựng từ hàng loạt huyết tương của người bình thường với các mức nồng độ DTI khác nhau. Trên đồ thị, nồng độ DTI trên trục X, thời gian cục máu đông trên trục Y. Từ đồ thị này nồng độ của DTI có thể xác định.

 

TÓM TẮT CÁC XÉT NGHIỆM HỖN HỢP VỚI TT

TT được hiệu chỉnh với:

 

 

Huyết tương thường

Xanh Toludine

Protamine Sulphate

Giải thích

Không

Hiện diện heparin

Không 

Không 

Thiếu fibrinogen

Thay đổi

Không 

Mức cao FDP

Thay đổi

Không 

Một số rối loạn fibrinogen

Xanh Toludine là một chất gắn và ức chế heparin, hiếm được sử dụng ngày nay. Protamin sulfate là protein tích điện dương gắn và trung hòa heparin, làm mất hoạt tính chống đông của nó. Trong thực hành, phản ứng hiệu chỉnh hiếm khi được thực hiện. RT được sử dụng phổ biến để loại trừ tạp nhiễm heparin trong trường hợp TT kéo dài một cách bí ẩn.

 

ĐỀ NGHỊ XÉT NGHIỆM NÀO TIẾP?

Bảng sau tóm tắt những nguyên nhân làm TT và/hoặc RT kéo dài. Điều này có thể có ích cho việc hướng dẫn đưa ra quyết định tiếp theo tùy bối cảnh lâm sàng.

 

Thrombin Time

Reptilase Time

Hiện diện UFH

Tăng (T) 

Bình thường (BT)

Hiện diện LMWH

Có thể kéo dài ở một số trường hợp

BT

Hiện diện DTI

Tăng

BT

Warfarin

BT

BT

Giảm/mất fibrinogen

T

T

Rối loạn fibrinogen máu

T

T

DIC

T

T

Bệnh gan

T

T

Chất chống đông giống heparin

T

BT

Paraprotein trong máu

T

T

Liệu pháp tiêu sợi huyết

T

T

Sơ sinh

T

T

Amyloid

T

T

Tăng fibrinogen máu

T

T

Giảm albumin máu

T

T

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

For a discussion of fibrinogen structure and sites of the thrombin (and plasmin) cleavage sites - see:  www.ebi.ac.uk/interpro/potm/2006_11/Page1.htm.

Krammer, B., et al., Screening of dysfibrinogenaemia using the fibrinogen function versus antigen concentration ratio. Thromb Res, 1994. 76(6): p. 577-9.

 Lee, M.T., et al., Transient hemorrhagic diathesis associated with an inhibitor of prothrombin with lupus anticoagulant in a 1 1/2-year-old girl: report of a case and review of the literature. Am J Hematol, 1996. 51(4): p. 307-14.

Abshire, T.C., et al., The prolonged thrombin time of nephrotic syndrome. J Pediatr Hematol Oncol, 1995. 17(2): p. 156-62.

 Gandrille, S., et al., A study of fibrinogen and fibrinolysis in 10 adults with nephrotic syndrome. Thromb Haemost, 1988. 59(3): p. 445-50.

Toulon, P., et al., Fibrin polymerization defect in HIV-infected patients--evidence for a critical role of albumin in the prolongation of thrombin and reptilase clotting times. Thromb Haemost, 1995. 73(3): p. 349-55.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

 

 

return to top