✅ Áp xe da

Áp xe da là gì?

Áp xe da trông giống như mụn nhọt, nhưng lớn hơn. Nó cũng thường nằm sâu hơn dưới da. Áp-xe chứa mủ hoặc chất dịch trong và thường không đe dọa đến sức khỏe của một người. Những ổ áp xe lớn hơn có thể cần đến sự can thiệp của y tế nhưng không hẳn là nguy hiểm.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, áp xe da không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng. Áp-xe thường gặp ở một số vùng trên cơ thể như:

  • Dưới cánh tay;
  • Lưng dưới;
  • Xung quanh bộ phận sinh dục;
  • Hậu môn.

Các triệu chứng của áp-xe da là gì?

Một vết sưng trên da có thể là một áp xe nếu có các đặc điểm như:

  • Có dạng tròn, chứa mủ;
  • Đau, sưng và đỏ nóng khi chạm vào;
  • Có đầu mủ nhọn ở chính giữa.

Những người bị áp xe nhiễm trùng cũng có thể bị sốt và sưng hạch bạch huyết lân cận. Áp-xe không chứa vi khuẩn thường không đau và không có dấu hiệu nhiễm trùng.

Xem thêm: Những thông tin cần biết về mụn đinh râu

 

Nguyên nhân nào gây nên áp-xe da?

Áp xe da có thể hình thành bởi nhiều nguyên do, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn thường xâm nhập vào da qua nang lông, vết thương đâm thủng hoặc vết cắt trên da. Đôi khi áp xe hình thành xung quanh di vật chẳng hạn như một mảnh gỗ hoặc mảnh thủy tinh mắc kẹt trong da.

Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng áp xe bao gồm:

  • Staphylococcus aureus (S. aureus);
  • Methicillin-resistant S. aureus (MRSA);
  • Streptococcus pyogenes;
  • Mycobacterium tuberculosis .

Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây áp xe da là:

  • Sinh vật kỵ khí;
  • Nhiễm nấm;
  • Vi rút;
  • Ký sinh trùng.

Một số người có nguy cơ cao bị áp xe da nhiễm trùng, bao gồm:

  • Những người bị béo phì;
  • Những người hút thuốc;
  • Người bị bệnh tiểu đường;
  • Những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm;
  • Những người sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch.

Điều trị

Trường hợp áp xe bị nhiễm trùng hoặc gây đau, chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường sẽ hút dịch bằng cách rạch dẫn lưu. Sau đó, sẽ rửa sạch khoang chứa mủ bằng dung dịch nước muối. Thông thường, vết rạch dẫn lưu thường để giúp  mủ còn lại thoát ra ngoài.

Nếu áp xe nằm sâu dưới da, có thể băng bó vết thương và các biện pháp hỗ trợ khác. Tùy thuộc vào loại nhiễm trùng, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu cần thiết.

Trong quá trình phục hồi, nên chườm ấm để vết thương thoát dịch và ngăn áp xe tái phát. Ngoài ra, cũng có thể điều trị mụn nhọt tại nhà bằng cách sử dụng:

  • Túi chườm nhiệt để tăng lưu lượng máu và giúp chống nhiễm trùng;
  • Thuốc không kê đơn (OTC), chẳng hạn như thuốc mỡ kháng sinh, để làm dịu da, tăng tốc độ chữa bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng;
  • Các loại thuốc OTC khác như thuốc chống viêm không steroid, để giúp giảm đau và sưng.

Không nên cố gắng dẫn lưu áp xe tại nhà do có nguy cơ đưa vi khuẩn vào vết thương, có thể dẫn đến biến chứng

Các biến chứng

Một ổ áp xe bị nhiễm trùng mà một người không được điều trị có thể lây lan nhiễm trùng vào máu và các hạch bạch huyết, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng. Nhiễm trùng không được điều trị cũng có thể dẫn đến hoại tử mô. Điều trị có thể khó khăn trong trường hợp MRSA gây nhiễm trùng.

Phòng ngừa áp xe da

Nếu áp xe là do nhiễm trùng, có thể thực hiện các bước sau để giúp ngăn ngừa các áp xe khác hình thành bao gồm:

  • Thực hành tốt vệ sinh cá nhân;
  • Rửa tay thường xuyên, tránh sử dụng chung các thiết bị và vật dụng như khăn tắm để hạn chế lây nhiễm bệnh;
  • Vứt bỏ băng và khăn giấy đúng cách;
  • Cạo râu cẩn thận để ngăn ngừa vết sẹo và vết cắt trên da;
  • Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Bỏ hút thuốc;
  • Duy trì cân nặng hợp lý.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Thông thường, áp xe da không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp cần sự chăm sóc y tế. Nên đến khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp các tình trạng như:

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốt cao;
  • Áp xe tái phát;
  • Bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh mãn tính hoặc bệnh tật, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.

Tóm lược

Mặc dù hầu hết các trường hợp áp-xe da không có gì đáng lo ngại, nhưng một số có thể cần đến sự chú ý của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Có thể điều trị áp xe nhỏ tại nhà bằng cách chườm nóng.

Nếu một ổ áp xe lớn hoặc bị nhiễm trùng cần rạch dẫn lưu để thoát dịch tích tụ. Nếu nghi ngờ bị áp xe nhiễm trùng, nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Áp xe bị nhiễm trùng không được điều trị có khả năng đe dọa tính mạng, đặc biệt nếu nhiễm trùng do MRSA.

Xem thêm: Tại sao mủ do nhiễm trùng có màu vàng?

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
return to top