✅ Bệnh da thai kỳ

Giới thiệu

Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ có thể dẫn đến những thay đổi về sinh lý của da, tóc và móng. Một số ví dụ như:

  • Sự xuất hiện hoặc sạm đi của một dải dọc giữa da bụng (linea nigra: đường sọc nâu), đường này ở da bình thường thì nhạt màu hơn (đường linea alba).
  • Thâm quầng vú, núm vú và vùng da sinh dục.
  • Lòng bàn tay đỏ hơn (ban đỏ lòng bàn tay) và sự mất ổn định vận mạch (đỏ bừng).
  • Giãn mao mạch (giãn các mạch máu nhỏ), giãn các mạch máu màu xanh (venulectasia) và giãn tĩnh mạch.
  • Rụng tóc kiểu TE (telogen effluvium) sau sinh em bé.
  • Rạn da (Striae gravidarum).
  • Mụn thịt ở cổ, nách hoặc vùng háng.
  • Chứng tăng tiết mồ hôi.

Mang thai có thể dẫn đến sự khởi phát hoặc làm nặng hơn một số vấn đề về da. Bao gồm:

  • Tăng sắc tố da mặt (nám da);
  • Viêm da dị ứng;
  • Chàm tổ đĩa ở tay chân;
  • Bệnh vẩy nến;
  • Mụn trứng cá (ở giai đoạn sớm của thai kỳ);
  • Viêm da quanh miệng;
  • U hạt sinh mủ;
  • Vẩy nến mủ toàn thân;
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

Một số tình trạng của da được báo cáo là cải thiện trong thai kỳ.

  • Viêm da dị ứng;
  • Bệnh vẩy nến (có thể nặng hơn, cải thiện hoặc giữ nguyên);
  • Mụn trứng cá (ở cuối thai kỳ);
  • Viêm tuyến mồ hôi mủ (Hidradenitis suppurativa);
  • Bệnh Fox-Fordyce.

Khi kê đơn cho các bệnh da, phải xem xét kỹ tính an toàn của thuốc trong thai kỳ.

Phát ban ngứa trong khi mang thai

Ngứa tương đối phổ biến trong thai kỳ. Nguyên nhân bao gồm ghẻ, chàm thể tạng, viêm da tiếp xúc kích ứng,… Một số tình trạng ngứa đặc hiệu thường phát sinh trong thai kỳ:

Ngứa do ứ mật

Ứ mật trong gan ảnh hưởng khoảng 1% các trường hợp mang thai. Tình trạng này dẫn đến ngứa không rõ nguyên nhân trong suốt ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ, với nồng độ axit mật và men gan tăng trong máu. Ứ mật trong gan có liên quan đến:

  • Tăng nguy cơ sinh non;
  • Thai lưu (hiếm);
  • Tăng nguy cơ ung thư gan mật sau này (tăng 2-3 lần nguy cơ so với phụ nữ mang thai không bị ứ mật trong gan);
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp sau này, bệnh tiểu đường, vẩy nến, bệnh Crohn và bệnh tim mạch.

Phát ban ngứa trong khi mang thai

Sẩn ngứa thai kỳ

Sẩn ngứa thai kỳ (viêm da dạng sẩn thai kỳ) biểu hiện dưới dạng các sẩn ngứa và các vết cào gãi rải rác ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tình trạng này nên được điều trị bằng các sản phẩm dưỡng ẩm làm mềm da và steroid tại chỗ (hiệu quả cho từng nốt sẩn).

Phát ban đa dạng khi mang thai

Phát ban đa dạng khi mang thai còn được gọi là PUPP, một từ viết tắt của Pruritic Urticarial Papules and Plaques of Pregnancy (Mày đay sẩn ngứa ở phụ nữ có thai). Đặc điểm:

  • PUPP thường khởi phát trong tam cá nguyệt thứ ba và thuyên giảm trong vài ngày sau sinh.
  • Tình trạng này thường xuyên xảy ra hơn ở phụ nữ mang thai lần đầu hoặc đa thai.
  • Đầu tiên các sẩn và mảng hồng ban ngứa nổi trên các vân ở bụng, sau đó lan ra thân và các chi, ngoại trừ rốn.
  • Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp âm tính (khác với bệnh pemphigoid ở phụ nữ mang thai)

Các chất dưỡng ẩm làm mềm da, steroid bôi tại chỗ độ mạnh trung bình và thuốc kháng histamine nhóm an thần giúp giảm các triệu chứng. Ở một số trường hợp nặng, có thể cần thiết dùng steroid toàn thân.

Pemphigoid ở phụ nữ mang thai (PG- Pemphigoid Gestationis)

Đây là một bệnh bóng nước hiếm gặp do các tự kháng thể IgG lưu hành tương tự như các kháng thể tìm thấy ở bệnh bóng nước pemphigoid, nhắm vào protein vùng màng đáy BPAG2 (BP180) trong hemidesmosome. Các đặc điểm gồm:

  • Bệnh pemphigoid ở phụ nữ mang thai thường khởi phát vào tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 13 đến 26), nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào và có thể thậm chí nặng hơn sau sinh.
  • Bệnh có thể tái phát khi có kinh nguyệt, khi uống thuốc tránh thai và khi mang thai những lần sau.
  • Các sẩn ngứa chủ yếu xuất hiện trên vùng da bụng, bao gồm cả rốn, nhưng có thể toàn thân với các sẩn, mảng đỏ, mụn nước tập trung thành nhóm hoặc hình khuyên.
  • Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp cho thấy sự lắng đọng C3 và IgG hoặc các kháng thể khác.
  • Những trường hợp pemphigoid thai kỳ nặng nên được điều trị bằng corticosteroid đường uống.

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

return to top