Các bệnh về da thường gặp

Nội dung

Tổng quan

Bệnh về da là gì?

Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể có nhiều chức năng như bao phủ và bảo vệ bằng những cách sau:

  • Giữ dịch và ngăn chặn sự mất nước.
  • Tiếp nhận cảm giác như nhiệt độ hoặc đau.
  • Bảo vệ khỏi vi khuẩn, virus và những tác nhân nhiễm trùng khác.
  • Ổn định nhiệt độ cơ thể.
  • Tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Các bệnh về da bao gồm tất cả các tình trạng gây ra tắc nghẽn, kích ứng hoặc nhiễm trùng da. Thông thường, các bệnh về da gây ra tình trạng phát ban hoặc những thay đổi khác trên da.

Các loại bệnh về da phổ biến.

Các bệnh về da đa số là bệnh nhẹ nhưng một số khác có thể gây ra những triệu chứng nặng. Những bệnh da phổ biến nhất bao gồm:

  • Trứng cá, sự tắc nghẽn sẽ dẫn tới gia tăng dầu nhờn, vi khuẩn và tế bào chết trong lỗ chân lông.
  • Rụng tóc từng mảng, mất tóc từng mảng nhỏ.
  • Viêm da cơ địa (chàm), da khô và ngứa gây ra sưng, nứt hoặc bong vảy.
  • Vảy nến, da bong vảy có thể sưng hoặc cảm giác nóng.
  • Hiện tượng Raynaud, lưu lượng máu đến ngón tay, ngón chân hoặc phần khác của cơ thể giảm gây ra tê hoặc thay đổi màu sắc da.
  • Trứng cá đỏ, da đỏ, dày và nổi mụn thường xuất hiện trên mặt.
  • Ung thư da, tình trạng phát triển không kiểm soát của những tế bào da bất thường.
  • Bạch biến, mảng da bị mất sắc tố.

Các bệnh lý ở da thường gặp

Các bệnh da hiếm gặp

Các bệnh da hiếm gặp thường do di truyền, bao gồm:

  • Sẩn ngứa do ánh sáng (actinic prurigo), phát ban sẩn ngứa sau khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Sạm da do bạc ( argyria), thay đổi màu sắc da do tích tụ bạc trong cơ thể.
  • Bệnh mồ hôi màu (chromhidrosis)
  • Ly thượng bì bóng nước (Epidermolysis bullosa), một bệnh mô liên kết khiến các liên kết da bị gãy vỡ gây hình thành bóng nước và rách da.
  • Bệnh da vảy cá (harlequin ichthyosis), những mảng da dày và cứng từ lúc sinh ra.
  • Bệnh da vảy cá dạng lá (lamellar ichthyosis), lớp da như sáp bong ra trong tuần đầu tiên sau sinh để lộ làn da đỏ, tróc vảy.
  • Hoại tử mỡ (Necrobiosis lipoidica), sang thương vùng cẳng chân có thể gây loét.

Triệu chứng và nguyên nhân

Nguyên nhân của các bệnh về da là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh về da như các yếu tố liên quan lối sống và các bệnh nền cũng có thể ảnh hưởng đến da. Những nguyên nhân phổ biến nhất của các bệnh về da bao gồm:

  • Ứ đọng vị khuẩn trong lỗ chân lông hoặc nang tóc.
  • Tình trạng bệnh lý thuộc tuyến giáp, thận hoặc hệ miễn dịch.
  • Tiếp xúc với yếu tố thúc đẩy bệnh từ môi trường, chẳng hạn như dị ứng nguyên.
  • Di truyền.
  • Nấm hoặc kí sinh trùng trong da.
  • Các loại thuốc, chẳng hạn các thuốc điều trị bệnh viêm ruột.
  • Virus.
  • Tiểu đường.
  • Nắng.

Các triệu chứng của các bệnh về da là gì?

Các triệu chứng khác nhau đáng kể phụ thuộc vào từng loại bệnh. Những thay đổi trên da không phải luôn luôn được gây ra do các bệnh về da. Ví dụ, chân có thể nổi bóng nước nếu mang một đôi giày không vừa vặn. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi trên da mà không ghi nhận được nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh khác trong cơ thể.

Các bệnh về da thường gây ra các triệu chứng sau:

  • Thay đổi màu sắc một mảng da.
  • Khô da.
  • Vết thương hở hoặc loét.
  • Lột, bong da.
  • Phát ban có thể kèm ngứa hoặc đau.
  • Các nốt mụn đỏ, trắng hoặc chứa đầy mủ.
  • Da thô ráp hoặc bong vảy.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Cách chẩn đoán các bệnh về da

Thông thường, các bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh về da bằng việc thăm khám lâm sàng bằng mắt. Nếu việc thăm khám không thể cũng cấp đầy đủ thông tin để chẩn đoán thì các xét nghiệm hỗ trợ có thể được đề nghị:

  • Sinh thiết, bác sĩ lấy một mảnh da nhỏ để kiểm tra dưới kinh hiển vi.
  • Cấy vi khuẩn, sử dụng một mẫu da để kiểm tra vi khuẩn, nấm hoặc virus.
  • Test áp da, thoa một lượng nhỏ chất cần kiểm tra lên da để kiểm tra phản ứng dị ứng.
  • Kiểm tra bằng ánh sáng đèn Wood (ánh sáng đen), sử dụng tia UV để quan sát sắc tố trên da rõ ràng hơn.
  • Kiểm tra bằng phiến kính, nhấn một phiến kính lên một vùng da và quan sát sự đổi màu của da.
  • Dermoscopy, sử dụng một thiết bị cầm tay có tên là dermoscopy để chẩn đoán những tổn thương da.
  • Tzanck test, kiểm tra dịch trong mụn nước tìm herpes simplex hoặc herpes zoster.

Quản lý và điều trị

Các phương pháp điều trị các bệnh về da

Các bệnh về da thường đáp ứng tốt với điều trị, phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ điều trị và những phương pháp điều trị như:

  • Kháng sinh.
  • Kháng histamine.
  • Laser bề mặt.
  • Thuốc thoa, thuốc mỡ hoặc gel.
  • Dưỡng ẩm.
  • Thuốc uống.
  • Corticoid uống, thoa hoặc chích.
  • Phẫu thuật.

Việc thay đổi lối sống cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng các bệnh về da:

  • Tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm như đường hoặc sữa nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Quản lý stress.
  • Giữ vệ sinh tốt, chăm sóc da đúng cách.
  • Tránh sử dụng quá nhiều rượu và thuốc lá.

Phòng tránh

Những tình trạng cơ thể khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về da.

Một số vấn đề sức khoẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da như:

  • Tiểu đường: bệnh nhân tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc lành vết thương, đặc biệt ở hai chân.
  • Bệnh viêm ruột: một số thuốc điều trị bệnh viên ruột có thể gây ra các vấn đề về da chẳng hạn như bạch biến hoặc chàm.
  • Lupus: đây là một bệnh mãn tính có thể gây ra tình trạng viêm và các vấn đề trên da chẳng hạn như phát ban, loét hoặc những mảng da bong vảy.

Sự thay đổi của da cũng có thể do thai kỳ, căng thẳng hoặc sự thay đổi hóc môn. Ví dụ, nám là một vấn đề về da phổ biến thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Rụng tóc từng mảng, trứng cá, hiện tượng Raynaud hoặc trứng cá đỏ sẽ tệ hơn khi bạn căng thẳng.

Làm thế nào để phòng ngừa những bệnh về da?

Một vài bệnh về da không thể phòng ngừa. Ví dụ, không có cách nào có thể thay đổi gen của một người hoặc phòng ngừa một bệnh tự miễn.

Tuy nhiên các bệnh nhiễm trùng da hoặc bệnh lây truyền thì có thể phòng tránh được. Các bước để phòng tránh hoặc làm giảm triệu chứng của những bệnh da lây nhiễm bao gồm:

  • Tránh sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân hoặc mĩ phẩm.
  • Khử trùng các vật dụng sử dụng ở nơi công cộng chẳng hạn như dụng cụ tập gym.
  • Uống nhiều nước hoặc ăn đầy đủ dinh dưỡng.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất kích ứng hoặc hoá chất mạnh
  • Ngủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
  • Sử dụng dụng cụ chống nắng để phòng ngừa bỏng nắng hoặc các tổn thương khác do nắng.
  • Rửa tay thường xuyên với xà bông và nước.

Tiên lượng

Các bệnh về da có thường tái phát sau khi điều trị không?

Một trong số các bệnh về da là mạn tính, kéo dài. Việc điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, nhưng có thể vẫn cần phải duy trì sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để giữ triệu chứng ở mức tối thiểu.

Một số bệnh về da có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Hoặc có các khoảng thời gian thuyên giảm bệnh (nhiều tháng hoặc nhiều năm không có triệu chứng).

 

 -- BS Phan Vũ Lam Phương --

 

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

 

 

return to top