Điều trị mụn ở da đầu
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân sử dụng thuốc gội đầu. Những loại dầu gội này sẽ giúp rửa sạch bớt dầu thừa, da chết và ngăn ngừa mụn trên da đầu. Một số thành phần chính trong các loại dầu gội này bao gồm:
- Tinh dầu tràm trà giúp hạn chế vi khuẩn trên da đầu;
- Acid salicylic giúp loại bỏ tế bào da chết;
- Acid glycolic giúp tẩy tế bào da chết, vi khuẩn và dầu thừa;
- Ketoconazole – một hoạt chất kháng nấm giúp làm giảm đỏ da và vảy;
- Ciclopirox- một hoạt chất kháng nấm thường được thêm vào dầu gội trị gàu;
- Benzoyl peroxide giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trong các trường hợp mụn da đầu nặng.
Với các trường hợp mụn da đầu dai dẳng, có các triệu chứng đi kèm như rụng tóc, tình trạng viêm nhiều, bác sĩ có thể kê cho bạn các thuốc như kháng sinh thoa hoặc uống, steroid thoa hoặc tiêm, hay một số thuốc cho tình trạng mụn nặng như isotretinoin.
Nguyên nhân gây nên mụn da đầu là gì?
Mụn da đầu hình thành do sự bít tắc nang lông bởi chất bã và tế bào chết. Sau đó, vi khuẩn, vi nấm sẽ tham gia tạo nên hiện tượng viêm.
Một số yếu tố nguy cơ có thể gây nên mụn da đầu gồm: các mặt nạ tóc, gel vuốt tóc, hay các sản phẩm xịt trên tóc; không vệ sinh da đầu sạch, tiết mồ hôi nhiều, chà xát nhiều trên da đầu.
Một số tác nhân vi sinh vật có thể gây nên mụn da đầu nặng như: Malassezia, Cutibacterium, Staphylococcus epidermidids, Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus, Demodex folliculoru.
Chế độ ăn có lượng đường cao cũng liên quan đến tăng nguy cơ hình thành mụn da đầu.
Phòng ngừa mụn da đầu bằng cách nào?
Vệ sinh da đầu đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bít tắc nang lông. Nguyên tắc quan trọng nhất là gội đầu khi nào thấy da đầu nhờn.
Để điều trị mụn da đầu và phòng ngừa các đợt bùng phát, người bệnh nên:
- Đội mũ nón rộng để tránh cọ xát và tránh bít tắc nang lông, tóc;
- Gội đầu sau khi tập thể dục;
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, ít dị ứng;
- Tránh sử dụng nhiều sản phẩm lên tóc như các sản phẩm gel hay xịt;
- Bổ sung các vitamin A, D, E;
- Hạn chế các thức ăn có thể gây nặng thêm mụn.
Ở một vài người, gội đầu không thường xuyên có thể gây mụn da đầu. Trong khi ở một số người khác, gội đầu quá nhiều lại làm mất đi các chất bã nhờn trên da, làm mất đi lớp bảo vệ da đầu. Do đó nên tham vấn bác sĩ da liễu về sản phẩm dầu gội phù hợp nhất cho bạn.
Kết luận
Mụn trên da đầu khá phổ biến tuy nhiên trong một số trường hợp có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Khi mụn da đầu không thuyên giảm với các điều trị thông thường, bạn cần được khám, chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Trong quá trình điều trị, cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa mụn da đầu để tránh mụn trở lại.
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
- Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
- Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
- Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương