ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN THAI KỲ

Nội dung

Vẩy nến là gì?

Bệnh vẩy nến là một tình trạng viêm da mạn tính đặc trưng bởi các mảng đỏ da và có vảy, giới hạn rõ ràng trên các vùng da điển hình của cơ thể bao gồm đầu gối, khuỷu tay và thắt lưng.

Vẩy nến có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể và có nhiều loại vẩy nến khác nhau. Vẩy nến mủ thai kỳ là một biến thể hiếm gặp của bệnh vẩy nến, thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba.

Vẩy nến thai kỳ

Vẩy nến phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, 3/4 bệnh nhân mắc bệnh trước khi bước sang độ tuổi 40. Bệnh có xu hướng tồn tại suốt đời và thường có sự dao động biểu hiện mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Đối với nhiều phụ nữ mang thai (33–60%), tình trạng vẩy nến có thể được cải thiện trong thai kỳ nhưng đối với một số ít lại có thể bùng phát (25%). Trong thời kỳ hậu sản, vẩy nến bùng phát chiếm phổ biến (65%).

Mức độ nghiêm trọng của vẩy nến khi mang thai có thể cải thiện trong thời kỳ mang thai (40–60%), xấu đi (10–20%) hoặc duy trì ổn định trong thời gian còn lại.

 

 

Các đặc điểm lâm sàng của vẩy nến trong thai kỳ

Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng của bệnh vẩy nến trong thời kỳ mang thai ngoài sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng đối với từng phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai.

Các đặc điểm lâm sàng khác nhau ở các loại da khác nhau?

Vẩy nến mảng là loại vẩy nến phổ biến nhất ở tất cả các nhóm chủng tộc.

  • Những người không phải người da trắng có xu hướng bị tổn thương da nhiều hơn người da trắng.
  • Người châu Á được báo cáo chiếm tỷ lệ cao nhất liên quan đến diện tích bề mặt cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Ở người da màu:
  1. Mảng thường dày hơn với nhiều vảy bạc và ngứa rõ rệt hơn
  2. Màu hồng của các mảng ban đầu có thể khó nhận ra dẫn đến đánh giá chỉ số PASI thấp
  3. Các mảng dày có thể xuất hiện màu tím hoặc màu tối
  4. Vẩy nến thể mảng thường tự khỏi để lại tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố, điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống ngay cả sau khi khỏi bệnh.

Các biến chứng của vẩy nến thai kỳ

Vẩy nến mủ thai kỳ

Điều trị vẩy nến thai kỳ

Một số phương pháp điều trị tại chỗ và toàn thân có thể gây hại cho em bé, vì vậy cần thận trọng. Hiệu quả của một số phương pháp điều trị là không rõ. Quang trị liệu thì rất hữu ích và điều trị thuốc sinh học thì ngày càng có thêm nhiều chứng cứ chứng minh tính hiệu quả. Quang hóa trị liệu kết hợp uống (liệu pháp PUVA) có nguy cơ gây đột biến về mặt lý thuyết, mặc dù các nghiên cứu chi tiết chưa chứng minh điều này, nhưng tốt nhất nên tránh trong thai kỳ.

  1. Điều trị tại chỗ

Nhiều phương pháp điều trị tại chỗ có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai ngoại trừ retinoids thoa và dithranol (anthralin) thoa tại chỗ.

Các phương pháp điều trị tại chỗ có thể được xem xét bao gồm:

  • Chất làm mềm da đơn giản dường như an toàn trong thời kỳ mang thai
  • Steroid tại chỗ được sử dụng một cách phù hợp, tùy thuộc vào độ mạnh của thuốc
  • Calcipotriol, nhưng độc tính của vitamin D ở người mẹ có thể có nguy cơ gây quái thai nên chỉ nên dùng một lượng nhỏ
  • Axit salicylic, nhưng không sử dụng nồng độ cao, lượng thuốc lớn hoặc bịt kín vì có thể gây hấp thu toàn thân ở mẹ
  • Thuốc ức chế calcineurin (pimecrolimus và tacrolimus) được sử dụng với lượng nhỏ.
  1. Quang trị liệu

Ánh sáng tia cực tím dải hẹp (nUVB) được coi là an toàn cho bệnh nhân mang thai. Quang trị liệu gây giảm folate vì vậy cần bổ sung thêm khi điều trị bằng phương pháp này.

  1. Thuốc toàn thân
  • Ciclosporin (cyclosporin) dường như an toàn trong thai kỳ và được sử dụng vẩy nến mức độ trung bình đến nặng.
  • Không sử dụng Acitretin trong thai kỳvì nguy cơ gây quái thai cao và tránh dùng ba năm trước khi thụ thai.
  • Không sử dụng Methotrexate trong thai kỳ vì khả năng gây quái thai cao và gây sẩy thai.
  • Apremilast chưa được nghiên cứu trong thai kỳ và không nên sử dụng.
  1. Thuốc sinh học

Chưa những nghiên cứu kiểm soát về việc sử dụng thuốc sinh học trên bệnh nhân mang thai. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng về việc sử dụng thuốc sinh học an toàn và hiệu quả trong điều trịvẩy nến mức độ trung bình đến nặng trong thai kỳ. Ngưng các liệu trình điều trị thuốc sinh học trong giai đoạn mang thai có thể nguy cơ bùng phát vẩy nến từ trung bình đến nặng. Những thuốc sinh học mới thì rất ít dữ liệu về tính an toàn này.

Nhiều kháng thể đơn dòng được sử dụng trong điều trị vẩy nến qua được hàng rào nhau thai một cách chủ động, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba sau khi quá trình hình thành cơ quan ở bào thai hoàn tất, dẫn đến tồn tại thuốc với liều điều trị ở trẻ. Tuy nhiên, certolizumab (một chất ức chế TNFα ), đi qua hàng rào nhau thai một cách thụ động và hiện diện ở trẻ với nồng độ thấp hoặc không đáng kể do cấu trúc phân tử của nó không có nửa Fc. Etanercept (protein tổng hợp bao gồm thụ thể Fc) cũng hiện diện ở trẻ sơ sinh với lượng thấp. Để an toàn, một số bác sĩ da liễu tạm ngưng thuốc sinh học trong 8 tuần cuối của thai kỳ để trẻ được sinh ra với lượng thuốc được sử dụng không đáng kể.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Cần hết sức thận trọng với các thuốc sinh học qua được hàng rào nhau thai và việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh bằng vắc xin sống/giảm độc lực bao gồm vắc xin Bacillus Calmette-Guérin (BCG). Có khả năng ảnh hưởng gây hại đáng kể hoặc tử vong do vắc-xin sống/giảm độc lực khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh bị suy giảm miễn dịch do liên quanđếnlượng thuốc đạt ngưỡng điều trị của tác nhân sinh học mà người mẹ đang nhận. Có những khoảng thời gian chờ đợi mà trẻ sơ sinh không được tiêm vắc-xin bằng các chất này, thông thường là 6 tháng hoặc lâu hơn.

Những tác nhân mới

Có một số tác nhân mới đang được phát triển cho điều trị vẩy nến bao gồm chất ức chế Janus kinase (JAK) và chất ức chế tyrosine kinase. Hiện tại không có đủ bằng chứng để đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng các thuốc mới này trong thời kỳ mang thai và nên tránh sử dụng chúng.

Tiến triển vẩy nến thai kỳ

Nhiều phụ nữ sẽ chỉ cần điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, có những trường hợp cần điều trị toàn thân khi vẩy nến lan rộng phải đánh giá cẩn thận. Phải xemxét một cách kỹ lưỡng sự cân bằng giữa những ành hưởng đáng kể của bệnh vẩy nến không được điều trị cho sức khỏe của người mẹ và quá trình thụ thai so với nguy cơ tiềm ẩn của việc sử dụng thuốc toàn thân.

 

Nguồn:https://dermnetnz.org/topics/treatment-of-psoriasis-in-pregnancy

Đơn vị Da Liễu - Thẩm Mỹ Da 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber

return to top