Viêm da cơ địa là một loại của bệnh chàm, là một bệnh da mạn tính gây ra tình trạng ngứa và viêm, biểu hiện bởi những mảng da đỏ và bong vảy.
Viêm da cơ địa là một bệnh rất khổ biến ở trẻ em. Thật vậy trong một nghiên cứu vào năm 2017, các chuyên gia ước lượng có khoảng 15% đến 20% trẻ em sống ở các nước có nền công nghiệp phát triển bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Một nghiên cứu khác cùng được thực hiện bởi các chuyên gia này cũng đưa ra ước tính tỷ lệ trẻ mắc viêm da cơ địa sống tại Hoa Kỳ là khoảng 10.7%. Mặt khác, hiệp hội chàm quốc gia (NEA) ghi nhận con số cao hơn khoảng 13%.
Viêm da cơ địa có thể khởi phát ở bất kì lứa tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là khởi phát lúc nhỏ.
Khoảng 90% trường hợp khởi phát trước 5 tuổi, theo một nghiên cứu năm 2017. Khoảng 60% khởi phát trong vòng một năm đầu đời – trong đó phần lớn khởi phát trong khoảng 3-6 tháng tuổi.
Triệu chứng gây khó chịu nhất của viêm da cơ địa là ngứa. Các chuyên gia gọi tình trạng này là “pruritus” , và chúng ta gọi đơn giản là một tình trạng ngứa dữ dội.
Những triệu chứng phổ biến khác của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là:
Mẩn đỏ hoặc những mảng đỏ.
Khô da và bong vảy.
Những vết loét và rỉ dịch hoặc đóng mài.
Đôi khi, những triệu chứng sẽ khởi đầu bằng da khô sau đó đỏ da và khởi phát những mảng đỏ xuất hiện ở vùng gấp của khuỷ tay hoặc đầu gối, ở trẻ có thể có tình trạng bong vảy trên những mảng đỏ. Cũng có thể ghi nhận một số mảng đỏ sau tai hoặc vùng da đầu thậm chỉ là trên tay và chân của trẻ.
Những mảng đỏ da đôi khi trở thành vết loét rỉ dịch hoặc xuất hiện mụn nước.
Viêm da cơ địa có xu hướng gây ngứa rất nhiều, cha mẹ có thể ghi nhận trẻ gãi nhiều và gây xước da, chính điều này dẫn tới nhiễm trùng da. Vì vậy, đặt biệt với trẻ nhỏ, hãy để mắt đến việc con thường xuyên cào gãi để hỗ trợ kịp thời.
Thêm vào đó, cơn ngứa có thể làm trẻ thức giấc giữa đêm đồng thời khiến trẻ cào gãi liên tục dần dần làm da vùng tổn thương dày lên dẫn đến tình trạng lichen hoá.
Những triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ không phải luôn luôn ổn định. Chúng có thể trở nên tệ hơn theo thời gian, và được gọi là những đợt bùng phát.
Hầu hết trẻ nhỏ mắc viêm da cơ địa đều có tiền sử gia đình về chàm, hen suyễn hoặc dị ứng phấn hoa. Theo hiệp hội chàm quốc gia (NEA) thì dường như nguyên nhân là do sự phối hợp của cả yếu tố môi trường và gen.
Khi nhận thấy một tổn thương đỏ da và tróc vảy mới xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng không tìm được nguyên nhân rõ ràng, hãy theo dõi sát và ghi nhận xem trẻ có ngứa kèm theo hay không đồng thời dẫn trẻ đến bác sĩ để được thăm khám.
Hiện tại, chưa có một xét nghiệm đơn thuần nào có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác liệu tổn thương có phải là viêm da cơ địa hay không. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cho trẻ xét nghiệm máu để tìm kiếm một loại kháng thể gọi là IgE.
Những đứa trẻ bị dị ứng và viêm da cơ địa có xu hướng có nồng hộ cao IgE trong máu vì hệ miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với một dị nguyên hoặc bị kích hoạt sản xuất nhiều kháng thể hơn. Test áp da cũng có thể được sử dụng hữu ích trong trường hợp này.
Bất kể có thực hiện xét nghiệm máu hay test áp da hay không, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra kĩ hơn với trên da của trẻ và đặt những câu hỏi liên quan. Nếu ghi nhận tiền căn gia đình có chàm, dị ứng thức ăn hoặc viêm mũi dị ứng hãy báo với bác sĩ để cung cấp thêm thông tin.
Hầu hết các cha mẹ ít quan tâm tới nguyên nhân vì sao trẻ bị viêm da có địa và nguyên nhân vì sao trẻ bị ngứa, nhưng chỉ quan tâm hơn về việc làm thế nào để điều trị, hi vọng cải thiện làn da của trẻ và giúp trẻ thoải mái hơn (chẳng hạn như cải thiện giấc ngủ ban đêm của trẻ).
Mục tiêu cao nhất của việc điều trị bệnh viêm da cơ địa là cải thiện chất lượng sống của trẻ đồng thời hạn chế tối đa hoặc phòng ngừa bất kì nhiễm trùng hoặc biến chứng nào có thể xảy ra. Một nghiên cứu từ năm 2015 đề nghị rằng cách tiếp cận việc điều trị nên kết hợp ba yếu tố chính:
Dưỡng ẩm
Phục hồi hàng rào bảo vệ da
Kiểm soát tình trạng nhiễm trùng da.
Điều này có nghĩa là trong thực tế bạn cần sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ, số lần sẽ được bác sĩ hướng dẫn tuỳ theo từng trường hợp.
Bên cạnh dưỡng ẩm có sẽ thể cần sử dụng thuốc thoa tại chỗ để giảm tình trạng viêm. Thông thường, bạn sẽ thoa thuốc cho trẻ sau khi tắm và lau khô.
Corticosteroids thoa tại chỗ có thể giảm sưng và ngứa trong giai đoạn bùng phát. Một loại thuốc thoa tại chỗ khác là ức chế calcineurin cũng có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch bằng cách ngăn sản xuất một loại hoá chất gây bùng phát bệnh.
Trong một số trường hợp, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị sử dụng liệu pháp ánh sáng. Khi thực hiện phương pháp này, chuyên gia sẽ để da trẻ tiếp xúc với ánh sáng trong liều lượng kiểm soát. Theo một nghiên cứu năm 2016, đây được xem là phương pháp điều trị thứ hai cho các trường hợp viêm da cơ địa từ trung bình đến nặng. Vì vậy, nếu trẻ không đáp ứng với các phương pháp điều trị đầu tay thì liệu pháp ánh sáng có thể là một lựa chọn.
Các bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc khác để điều trị các trường hợp nghiêm trọng hơn, bao gồm thuốc ức chế miễn dịch và thuốc sinh học - nhắm vào những mục tiêu rất cụ thể của hệ thống miễn dịch.
Ví dụ, một trẻ 6 tuổi với tình trạng viêm da cơ địa trung bình đến nặng có thể có chỉ định sử dụng một loại thuốc sinh học có tên là Dupixent (Dupilumab), nếu trẻ đã sử dụng các thuốc thoa tại chỗ mà không đạt được mục tiêu điều trị.
Cho dù trẻ nhỏ cần điều trị bằng thuốc, nhưng cha mẹ vẫn có thể thực hiện những phương pháp khác giúp trẻ sinh hoạt hằng ngày thoải mái hơn và những phương pháp này cũng đã thật sự được chứng minh là đem lại tác dụng. Sau đây là một số cách mà cha mẹ có thể áp dụng thử:
Tránh những tác nhân khởi phát hoặc gây kích ứng có thể dẫn đến tình trạng viêm.
Cho trẻ tắm bằng nước hơi ấm và sử dụng sữa tắm dịu nhẹ.
Cắt móng tay gọn gàng cho trẻ, tránh tình trạng cào gãi gây rách da.
Sử dụng dưỡng ẩm thường xuyên cho trẻ.
Tạo môi trường cho trẻ càng mát và càng thoải mái càng tốt.
Đôi khi, trong đợt bùng phát, bạn cần phải đắp một miếng gạc lạnh lên da trẻ trong một thời gian ngắn giúp làm dịu da.
Một phương pháp chăm sóc tại nhà khác mà các bậc cha mẹ thường áp dụng là liệu pháp quấn băng ướt - sử dụng một miếng băng sạch và ướt, đắp lên vùng da đang bị viêm của trẻ, phương pháp này sẽ giúp làm dịu cơn ngứa và tình trạng viêm. Thông thường, cha mẹ sẽ quấn một lớp băng khô bên ngoài lớp băng ướt để giúp trẻ được cấp ẩm trong vài giờ - hoặc thậm chí là qua đêm, cách này cũng có thể giảm những tổn thương do cào gãi trong khi trẻ ngủ.
Cuối cùng, nếu bạn muốn cho trẻ thử tắm thuốc tẩy thì học viện da liễu Hoa kỳ gợi ý rằng cho trẻ ngâm mình trong một bồn tắm chứa nước pha một lượng nhỏ 6% thuốc tẩy và sau tắm thoa một lớp kem dưỡng ẩm có thể sẽ mang lại tác dụng cho trẻ.
Tuy nhiên, hãy trao đổi trước với bác sĩ nếu có ý định áp dụng bất cứ phương pháp nào cho trẻ để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Khi nhận thấy da trẻ có dấu hiệu bị viêm hoặc nhiễm trùng, hãy đưa trẻ đến thăm khám cùng bác sĩ. Ví dụ, bạn nhận thấy da trẻ sưng, đỏ và cảm giác nóng khi sờ, đây có thể là một tình trạng viêm. Và nếu có tình trạng nhiễm trùng xảy ra, trẻ có thể cần một đợt kháng sinh uống.
Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy bất kì triệu chứng gì khác lạ trên da trẻ, hãy thông báo với bác sĩ, có thể đã đến lúc cần thay đổi chiến lược điều trị.
Viêm da cơ địa có thể gây cho trẻ nhiều khó chịu, nhưng chắc chắn các bậc cha mẹ cũng có nhiều cách để có thể giúp con cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Có một số tin tốt cho ba mẹ là: Mặc dù không có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa, nhưng đã có rất nhiều trẻ vượt qua được những giai đoạn bệnh tệ nhất. Da trẻ có thể vẫn khô nhưng khi trẻ lớn lên việc chăm sóc da cho trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
-- BS Phan Vũ Lam Phương --
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương