QUANG TRỊ LIỆU BẰNG TIA CỰC TÍM UVB PHOTOTHERAPY

Quang trị liệu bằng tia cực tím (UVB phototherapy) là gì?

UVB phototherapy sử dụng tia tử ngoại sóng ngắn để điều trị các tình trạng da như bệnh vẩy nến. Phototherapy hoạt động bằng cách làm giảm tổng hợp DNA, từ đó giảm viêm nhiễm.

 

Narrowband UVB phototherapy (311–312 nm) ngày càng được sử dụng nhiều hơn so với broadband UVB phototherapy (270–350 nm). Điều này bởi vì thời gian tiếp xúc và điều trị ngắn hơn, dẫn đến khoảng thời gian kỳ nghỉ dài hơn.

 

Quang trị liệu bằng tia cực tím được thực hiện như thế nào?

UVB phototherapy được thực hiện trong một tủ thiết kế đặc biệt. Các ống đèn huỳnh quang được đặt để nhắm mục tiêu các khu vực bị ảnh hưởng bằng tia tử ngoại (ví dụ: tay hoặc chân). Đối với các liệu pháp trên toàn bộ cơ thể, bệnh nhân sẽ trần truồng với bộ phận sinh dục được che phủ, và mắt hoặc toàn bộ khuôn mặt nên được bảo vệ bằng kính hoặc mặt nạ.

 

Hầu hết bệnh nhân sẽ được điều trị ba lần mỗi tuần, ít nhất là cách nhau 24 giờ. Độ dài buổi điều trị ban đầu là ≤5 phút và có thể được tăng lên nếu cần thiết lên tới tối đa 30 phút mỗi buổi. Số lượng và độ dài của các buổi điều trị thay đổi cho từng người, dựa trên loại da, tình trạng da và phản ứng trước đó với liệu pháp.

 

Việc thực hiện Phototesting để xác định liều tối thiểu tạo nên đỏ da (MED testing) được khuyến khích và một liều khởi đầu của 70% MED thường được sử dụng. Liều dược được tăng lên 20% mỗi lần điều trị, miễn là không có tác dụng phụ hoặc tình trạng cháy nhiệt.

 

Các thiết bị phototherapy định hướng (ví dụ: excimer laser, thiết bị chải hoặc lược) cũng đã được phát triển như là các phương án điều trị cho các khu vực khó khăn hơn mà vẫn bảo vệ da không bị ảnh hưởng.

 

Quang trị liệu bằng tia cực tím được sử dụng cho bệnh gì?

Các chỉ định phổ biến bao gồm:

 

  • Psoriasis (bệnh vảy nến)
  • Viêm da, ví dụ như viêm da cơ địa (eczema)
  • Vitiligo (bạch biến).

 

Ngoài ra, UVB phototherapy cũng được chỉ định cho các trường hợp khác bao gồm:

 

  • Sẩn ngứa (Nodular prurigo)
  • Cutaneous T-cell lymphoma (ung thư tế bào T của da)
  • Vảy phấn dạng lichen (Pityriasis lichenoides)
  • Bệnh da vẽ nổi (Symptomatic dermographism)
  • Lichen phẳng (Lichen planus)
  • Mycosis fungoides
  • Phát ban ánh sáng đa dạng (Polymorphic light eruption)
  • Thải ghép da (Cutaneous graft versus host disease )
  • Bệnh tế bào mast (Mastocytosis)
  • Ngứa toàn thân (Generalised pruritus )

 

Vảy nến

Vảy nến là một bệnh lý viêm damãn tính, với sự khác nhau về diện tích da bị ảnh hưởng và mức độ nặng của bệnh thay đổi ở mỗi cá thể. UVB thích hợp cho hầu hết bệnh nhân có tình trạng vảy nến lan rộng. Phương pháp này có thể không phù hợp với những bệnh nhân có màu da quá trắng hoặc những bệnh nhân có tình trạng bệnh xấu đi khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

 

Hầu hết bệnh nhân sẽ thấy da sạch sang thương hoặc giảm đỏ giảm vảy sau 12 đến 24 lần điều trị. Sau khi ngưng điều trị, tình trạng da có thể duy trì trong vài tháng. Nếu bệnh tái phát, việc điều trị thêm với liệu pháp UVB có thể cần thiết.

 

Viêm da

UVB đôi khi được chỉ định cho các trường hợp viêm da nặng, đặc biệt là viêm da cơ địa (eczema). Tần suất và liều lượng điều trị thường dài hơn so với bệnh vảy nến.

 

Bạch biến

UVB hiệu quả trong việc điều trị bạch biến bằng cách ức chế miễn dịch và kích thích cytokines. Điều trị được thực hiện hai lần mỗi tuần trong 3–4 tháng và tiếp tục cho đến khi sắc tố da cải thiện hoàn toàn hoặc trong khoảng 1–2 năm. Có thể mất vài tháng để nhậnthấy sự cải thiện và cần chú ý đối với làn da sáng màu.

 

Các chống chỉ định của phương pháp quang trị liệu bằng tia cực tím là gì?

Chống chỉ định tuyệt đối:

 

  • Tiền sử ung thư tế bào hắc tô hoặc ung thư da
  • Hội chứng FAMMM
  • Lupus hệ thống
  • Viêm da cơ (bắt đầu từ trẻ em hoặc người lớn)
  • Các yếu tố di truyền làm tăng khả năng mắc ung thư da (ví dụ: xeroderma pigmentosum, hội chứng Gorlin/basal cell naevus)
  • Hội chứng Bloom hoặc hội chứng Cockayne
  • Những bệnh nhân không dồng ý hoặc không thể tuân thủ các biện pháp an toàn; hoặc người bệnh không đủ sức khỏe và không thể đứng (ví dụ: bệnh tim mạch nặng hoặc bệnh hô hấp nặng).

 

Chống chỉ định tương đối:

  • Tiền sử tiếp xúc với chất arsenic/ tia ion
  • Mang thai (nếu sử dụng axit folic thì nêntheo dõinồng độ axit folic trong huyết thanh)
  • Bệnh da tiền ung thư hiện tại
  • Điều trị ức chế miễn dịch đồng thời (ciclosporin, azathioprine, mycophenolate)
  • Động kinh do nhạy cảm ánh sáng
  • Đục thuỷ tinh thế
  • Bóng nước pemphigoid/pemphigus
  • Rối loạn chức năng gan đáng kể
  • Dưới 16 tuổi.

 

Lợi ích của phương pháp quang trị liệu bằng tia cực tím là gì?

  • Có thể sử dụng để điều trị toàn bộ cơ thể hoặc các khu vực cụ thể.
  • Quang trị liệu bằng tia cực tím phổ hẹp ít gây ung thư hơn so với PUVA (photochemotherapy) do ít tiếp xúc với tia UV hơn và dải tia UV hẹp hơn.
  • Ở một số nơi, có thể cung cấp liệu pháp ánh sáng tại nhà.
  • Là sự lựa chọn an toàn và thường rẻ hơn so với điều trị hệ thống.

 

Nhược điểm của phương pháp quang trị liệu bằng tia cực tím là gì?

  • Cần phải tái khám và điều trị định kỳ ba lần mỗi tuần, trừ khi có sẵn liệu pháp ánh sáng tại nhà.

 

Tác dụng phụ và nguy cơ củaphương pháp quang trị liệu bằng tia cực tím.

Tác dụng phụ ngắn hạn:

 

  • Khô da
  • Phát ban đỏ ngứa 6-24 giờ sau liệu pháp
  • Đôi khi da nắng cháy có thể xảy ra
  • Kích hoạt lại virus herpes simplex - có thể ngăn chặn bằng kem dưỡng môi chống nắng
  • Làm xấu hơn các bệnh da hiện tại
  • Kích thích các bệnh da do ánh sáng
  • Tăng sắc tố khu vực đã điều trị.

 

Tác dụng phụ dài hạn:

  • Lão hóa da
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da; những người đã điều trị hơn 500 liệu pháp có thể cần được xem xét để theo dõi ung thư da.

 

Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng phương pháp quang trị liệu bằng tia cực tím

  • Điệu trị đầy đủ và đúng lịch hẹn tất cả các buổi trị liệu.
  • Thông báo cho nhân viên phòng liệu pháp ánh sáng về bất kỳ tình trạng y tế nào (bao gồm cả bệnh mắt), và nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào (vì một số loại có thể gây tăng nhạy cảm ánh sáng).
  • Không sử dụng bất kỳ loại kem hoặc mỹ phẩm nào (bao gồm cả nước hoa và hắc ín) trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia liệu pháp ánh sáng.
  • Tuân theo lời khuyên của chuyên gia liệu pháp ánh sáng về cách sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng. Một số sản phẩm có thể làm giảm hấp thụ UVB nếu sử dụng trước điều trị. Nói chung, tránh sử dụng các sản phẩm này trong vòng 2 giờ trước khi điều trị với ánh sáng UVB, nhưng nên được sử dụng sau điều trị.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn ánh sáng tử ngoại khác bao gồm ánh sáng mặt trời và giường tanning.
  • Trong quá trình điều trị, hãy sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt hoặc khuôn mặt đầy đủ với kính bảo hộ hoặc mặt nạ, và che phủ khu vực sinh dục.
  • Thông báo cho đội ngũ điều trị nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Đảm bảo tái khám định kỳ với bác sĩ da liễu.

 

BS. CKI Phan Vũ Lam Phương

https://dermnetnz.org/topics/uvb-phototherapy

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Số điện thoại liên lạc (Trả lời trong ngày) : 0899777709 / Zalo/Viber

return to top