Tên tiếng Việt: Thảo khấu nhân, ngẫu tử, thảo đậu khấu
Tên khoa học: Alpinia hainanensis K. Schum.
Tên đồng nghĩa: Alpinia katsumadae Hayata
Họ: Zingiberaceae (Gừng)
Công dụng: Dùng chữa dạ đày lạnh đau, nôn ra nước chua, nôn mửa, tả lỵ, có tác dụng chữa say rượu và giải độc cá độc.
A. Mô tả cây
- Thảo đậu khấu là một loại cỏ sống lâu năm cao 1 – 2m. Thân rể màu nâu đỏ. Lá mọc so le, hình mác, dài 30-55cm, rộng 2-9cm. Cụm hoa hình chùm, dài 30cm, ở đầu cành.
- Hoa màu trắng, hình ống, dài l,2cm, trong có đốm màu tím đỏ nhạt. Quả hình cầu đường kính 3,5cm, còn đài tổn tại, khi chín có màu vàng.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
- Chưa thấy ở Việt Nam. Chỉ mới thấy khai thác ở đảo Hải Nam, Quảng Đông (Trung Quốc).
- Vào các tháng 8-9, hái quả về phơi gần khô thì bóc bỏ vò rồi phơi cho thật khô, có khi hái về nhúng vào nước sôi, phơi gần khô, lấy ra bóc vỏ rồi phơi cho thật khò. Tại một vài nơi ở đảo Hải Nam, người ta còn hái về, đun hay đồ với nước sôi trong 2-3 giờ, lấy ra bỏ vỏ phơi khô. Làm như vậy hạt chắc không rời nhau ra nhưng tinh dầu bị giảm bớt.
C. Thành phần hóa học
Trong thảo đậu khấu có chừng 4% tinh dầu mùi long não (theo Wehmer, 1929., Die pflanzenstoffe Bd.: 182).
D. Công dụng và liều dùng
- Thảo đậu khấu chỉ mới thấy dùng trong đông y. Tính vị theo đông y là vị cay, chát, tính ôn, có tác dụng khù hàn táo thấp, ồn trung khai vị, giải độc. Dùng chữa dạ đày lạnh đau, nôn ra nước chua, nôn mửa, tả lỵ, có tác dụng chữa say rượu và giải độc cá độc.
- Ngày dùng 3-6g.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp