RỤNG TÓC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ

Nội dung

Rụng tóc là gì?

Rụng tóc (alopecia) là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến 50% đàn ông và phụ nữ trong suốt
cuộc đời. Rụng tóc có thể được phân loại thành rụng tóc có sẹo và rụng tóc không sẹo. Với rụng
tóc trên da đầu được phân loại thêm thành rụng tóc khu trú hoặc lan tỏa.
Rụng tóc có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ảnh hưởng đến da đầu.
Tóc có tầm quan trọng về mặt xã hội và văn hóa. Rụng tóc, lông mày và lông mi thường dẫn đến
tâm lý căng thẳng.

 

 

Nguyên nhân gây rụng tóc

Các nguyên nhân chính gây rụng tóc phụ thuộc vào loại rụng tóc là sẹo hay không sẹo, khu trú
hay lan tỏa.
Rụng tóc có sẹo hiếm gặp; nguyên nhân thường do chấn thương, nhiễm trùng và các rối loạn
viêm da như lupus ban đỏ dạng đĩa, lichen planopilaris và viêm nang lông gây rụng tóc.
Rụng tóc cục bộ không sẹo thường do nấm da đầu, nhiễm nấm da hoặc rụng tóc từng vùng (một
chứng rối loạn tự miễn) gây ra.
Rụng tóc lan tỏa có thể xảy ra sau khi rụng tóc vùng da đầu, thường là rụng tóc do căng thẳng
(telogen effluvium) hoặc do rụng tóc kiểu nam hoặc nữ do yếu tố di truyền. Rụng tóc lan tỏa
cũng có thể do rụng tóc từng vùng, thuốc và các bệnh toàn thân khác bao gồm thiếu máu, cường
androgen hoặc bệnh tuyến giáp.
Rối loạn tâm thần, chẳng hạn như lo lắng cấp tính và trầm cảm cũng được coi là nguyên nhân có
thể gây rụng tóc lan tỏa.

Những điều cần biết thêm về rụng tóc

Bất kể nguyên nhân gì thì tóc rụng càng nhiều thì khả năng mọc lại càng thấp.
• Nếu tóc mọc lại, có thể có những đợt rụng tóc tái phát sau đó.
• Lông tóc mọc lại có thể khác về màu sắc và kết cấu.
• Điều trị rụng tóc bằng thuốc còn hạn chế, đặc biệt là những trường hợp rụng tóc nghiêm
trọng.
• Các lựa chọn ngoại khoa như cấy tóc có thể được thực hiện cho các loại rụng tóc đặc biệt
nhưng chúng có những hạn chế riêng.

Những ảnh hưởng tâm lý do rụng tóc như thế nào?

Nghiên cứu về các vấn đề tâm lý liên quan đến rụng tóc còn hạn chế.
Có nhiều chứng cứ xác nhận rằng rụng tóc gây tổn hại về mặt tâm lý, gây ra cảm xúc đau khổ dữ
dội và thường dẫn đến các vấn đề cá nhân, xã hội và liên quan đến công việc. Những người bị
rụng tóc nặng có nhiều những trải nghiệm đau khổ về tâm lý hơn những người bị rụng tóc nhẹ .
Rụng tóc làm thay đổi diện mạo của một người, đặc biệt lông mi và lông mày ảnh hưởng đến
khuôn mặt người đó. Rụng tóc có thể được coi là không phù hợp với các tiêu chuẩn về ngoại
hình trong xã hội.
Mối quan hệ giữa rụng tóc và hậu quả tâm lý xã hội có thể phức tạp do rụng tóc xảy ra do trải
nghiệm căng thẳng hoặc sự kiện trong cuộc sống, sau đó dẫn đến đau khổ, lo lắng và trầm cảm.
Những phụ nữ bị căng thẳng ở mức độ cao có nguy cơ bị rụng tóc cao gấp 11 lần so với những
người không bị căng thẳng ở mức độ cao.
So với dân số nói chung, những người bị rụng tóc có tỷ lệ rối loạn tâm thần cao hơn, bao gồm
giai đoạn trầm cảm nặng, rối loạn lo âu, ám ảnh xã hội hoặc rối loạn hoang tưởng.
Các đặc điểm lâm sàng của chứng lo âu/trầm cảm do rụng tóc
Rụng tóc có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng và ám ảnh xã hội.
• Trầm cảm có thể dẫn đến cảm giác tâm trạng không tốt, thiếu hứng thú hoặc niềm vui
trong các hoạt động, mất năng lượng và thiếu ngủ.
• Lo lắng có thể gây lo lắng quá mức, khó kiểm soát những cảm xúc và cảm giác căng
thẳng tăng cao. Bệnh nhân cũng có thể có biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực và đổ mồ
hôi.
• Nỗi ám ảnh xã hội hoặc hành vi trốn tránh bắt nguồn từ trải nghiệm của các triệu chứng
lo âu, dẫn đến những tổn thất về kinh tế và xã hội.
• Rối loạn lo âu xã hội được đặc trưng bởi nỗi sợ bị sỉ nhục hoặc bị đánh giá tiêu cực trong
các hoạt động xã hội cũng như hành vi tránh né các sinh hoạt cộng đồng.
Những triệu chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần, khả năng làm việc
hoặc học tập và hạnh phúc của một cá nhân.
Điều trị chứng lo âu/trầm cảm do rụng tóc
Lo lắng và trầm cảm do rụng tóc có thể được điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức và các
nhóm hỗ trợ, kết hợp điều trị thuốc như thuốc chống trầm cảm.

Điều trị tâm lý rất quan trọng đối với những người bị rụng tóc, nhưng phương pháp tốt nhất thì
không chắc chắn và sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề
chung về đối phó với rụng tóc hơn là các chiến lược điều trị tâm lý cụ thể.
Cần nghiên cứu thêm về tác động tâm lý của việc rụng tóc?
Cần có sự hiểu biết lý thuyết sâu sắc về tác động tâm lý của chứng rụng tóc, bao gồm kiến thức
về hệ thống miễn dịch, đáp ứng căng thẳng và phản ứng tâm lý đối với chứng rụng tóc. Các
chiến lược và chế độ điều trị thích hợp cần được thiết lập, thực hiện và nghiên cứu trong môi
trường lâm sàng.
Tự ý thức về hình ảnh cơ thể thường được miêu tả và bình luận trên các phương tiện truyền
thông. Vai trò của phương tiện truyền thông trong việc nhấn mạnh kỳ vọng về một mái tóc đầy
đặn nên được xét đến, cũng như cách nó được dùng trong giáo dục xã hội về tình trạng rụng tóc
và lòng khoan dung đối với sự khác biệt về thể chất của con người.

Nguồn: https://dermnetnz.org/topics/psychological-effects-of-hair-loss
Người dịch: Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Số điện thoại liên lạc (Trả lời trong ngày) : 0899777709 / Zalo/Viber

return to top