✅ Sự khác nhau giữa Botox và chất làm đầy (dermal fillers)

Botox và chất làm đầy rất thông dụng, chiếm hơn 9 triệu thủ thuật được thực hiện vào năm 2015 theo Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm Mỹ Hoa Kỳ (ASPS).

Botox có tác dụng làm tê liệt cơ. Từ đó giúp làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn do cử động cơ mặt.

Chất làm đầy chứa những thành phần giúp bổ sung vào những vùng mô bị mất do lão hóa. Những vùng này thường ở hai má, môi, và quanh miệng.

Botox là gì?

Botox được sử dụng ở lượng nhỏ và có kiểm soát đem đến hiệu quả giảm nếp nhăn. Khi tiêm vào cơ, Botox phát huy tác dụng ức chế co cơ bằng cách ngăn các tín hiệu thần kinh đến. Từ đó, các cơ này tạm thời bị tê liệt. Khi không còn các cử động của cơ ở mặt, một số nếp nhăn nhất định sẽ giảm hoặc thậm chí mất đi.

Botox và một số điều trị khác với botulinum toxin đôi khi còn được gọi là chất điều biến thần kinh.

tiêm botox

Chỉ định của Botox

Botox chỉ có tác dụng với những nếp nhăn do hoạt động co cơ gây ra, hay còn gọi là nếp nhăn động. Các nếp nhăn động phổ biến nhất được điều trị bằng Botox nằm ở vùng mặt trên. Ví dụ như nếp nhắn số “11” ở giữa hai cung mày, nếp nhăn ngang ở trán và các dấu chân chim quanh mắt. Những đường này tạo ra bởi việc cười, nhăn mặt, nheo mắt và những biểu cảm khuôn mặt khác.

Botox sẽ không có tác dụng ở các đường và nếp nhăn do chảy xệ hoặc mất thể tích mô trên mặt. Đây là những nếp nhăn tĩnh, bao gồm những đường trên má, cổ, và hàm.

Botox không phải là một phương pháp điều trị có tác dụng vĩnh viễn. Để duy trì tác dụng giảm nếp nhăn, cần những đợt điều trị lặp lại. Tác dụng của Botox thường kéo dài trong khoảng 3 đến 4 tháng.

Tác dụng không mong muốn của Botox và cân nhắc sử dụng

Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ cho rằng Botox an toàn. Tuy nhiên, Botox sẽ mất tác dụng theo thời gian, do đó những tác dụng phụ cũng chỉ mang tính tạm thời. Một số tác dụng phụ của Botox có thể xảy ra:

  • Sụp mi mắt hoặc sụp mày nếu tiêm gần mắt;
  • Yếu hoặc liệt cơ kế cạnh;
  • Mề đay, phát ban hoặc ngứa;
  • Đau, chảy máu, bầm tím, sưng, tê và đỏ;
  • Đau đầu;
  • Khô miệng;
  • Những triệu chứng tương tự cúm;
  • Buồn nôn;
  • Khó khăn khi nuốt, nói hoặc thở;
  • Những vấn đề liên quan đến túi mật;
  • Nhìn mờ hoặc vấn đề về thị giác.

Điều trị có thể thất bại bởi tình trạng kháng thể chống lại độc tố. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra với dưới 1% bệnh nhân có điều trị lặp lại với Botox.

Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ cũng khuyên rằng bệnh nhân không nên chà xát hay mát-xa vùng đã được tiêm Botox. Điều này sẽ làm chất tiêm lan ra vùng da xung quanh, tác động lên các cơ lân cận làm tê liệt cơ và những vấn đề khác.

Chất làm đầy là gì?

Chất làm đầy, hay đôi khi còn gọi là chất làm đầy mô mềm, là những chất được tiêm vào bên dưới da để bồi phụ thể tích và sự đầy đặn. Những chất được dùng trong chất làm đầy gồm có:

  • Calcium hydroxylapatite, một hợp chất tương tự muối khoáng có trong xương;
  • Hyaluronic acid, chất có trong một số dịch và mô của cơ thể, giúp cho sự làm đầy của da;
  • Polyalkylimide, một chất gel trong suốt có tính tương thích với cơ thể;
  • Polyactic acid, chất kích thích tạo collagen;
  • Polymethyl-methacrylate microspheres (PMMA), chất làm đầy có tính bán cố định.

Mỗi chất trên được thiết kế để điều trị với những dấu hiệu lão hóa khác nhau hoặc những vấn đề thẩm mỹ khác.

Thời gian để chất làm đầy bắt đầu có tác dụng, cũng như thời gian duy trì tác dụng rất khác nhau. Một số có thể kéo dài 6 tháng, nhưng cũng có thể lên đến 2 năm hoặc dài hơn.

Nên thảo luận với bác sĩ về nhu cầu cá nhân và kỳ vọng điều trị của mình, từ đó có thể chọn được loại chất làm đầy phù hợp nhất.

Chỉ định của Chất làm đầy

Những dấu hiệu lão hóa khác nhau sẽ có những loại chất làm đầy riêng được chỉ định cho phù hợp. Tùy thuộc vào loại chất làm đầy được chọn:

  • Bơm làm dày môi;
  • Làm đầy những vùng bị hóp trên mặt;
  • Làm giảm hoặc triệt tiêu những nếp nhăn dưới mắt;
  • Làm đầy hoặc làm giảm sẹo lõm;
  • Làm đầy hoặc giảm các nếp nhăn tĩnh, đặc biệt ở vùng mặt dưới.

Những nếp nhăn động thường hiện diện ở vùng quanh miệng và dọc hai má. Các nếp nhăn này là hậu quả của sự mất collagen và sự đàn hồi của da.

Tác dụng phụ của chất làm đầy và cân nhắc sử dụng

Chất làm đầy thường an toàn nhưng vẫn có thể có những tác dụng phụ nhất định. Một số vấn đề thường gặp nhất gồm:

  • Phát ban da, ngứa, phát ban dạng trứng cá;
  • Mẫn đỏ, bầm tím, chảy máu hoặc sưng phù;
  • Hình dạng không bình thường, ví dụ như bất đối xứng, u cục,…;
  • Tổn thương da, gây ra những vết thương, nhiễm trùng, hoặc sẹo;
  • Cảm nhận khác thường khi có sự hiện diện của chất làm đầy dưới da;
  • Mù hoặc những vấn đề về thị giác;
  • Hoại tử mô.

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
return to top