✴️ Tác dụng bảo vệ của vaccine ngừa Covid-19 có bị giảm dần theo thời gian không?

Nội dung

Việc triển khai vaccine tại Vương Quốc Anh đã thành công rực rỡ, với gần 42 triệu người được chích đủ 2 liều trong vòng chưa đầy 8 tháng. Tuy nhiên, hiện nay có một số nghiên cứu cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine bắt đầu giảm dần theo thời gian, đặc biệt là đối với biến thể Delta đang lưu hành.

Phân tích những dữ liệu mới nhất từ ZOE COVID cho thấy khả năng bảo vệ được cung cấp bởi hai liều vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca sẽ giảm dần trong vài tháng.

Tác dụng bảo vệ của vaccine COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian.

Công trình nghiên cứu này dựa trên phân tích trước đây của chúng tôi về hiệu quả tức thì và kéo dài của vaccine đã được đăng trên tạp chí “Lancet infectious disease” vào tháng tư vừa rồi.

Thời gian này, chúng tôi phân tích dữ liệu lấy từ ứng dụng ZOE COVID bởi những người ghi chú thời gian tiêm chủng của họ trong khoảng ngày 8/12/2020 đến ngày 31/07/2021. Sau đó xem xét xem có ai trong số những người này có kết quả xét nghiệm COVID dương tính từ ngày 26/05/2021 hay không khi mà biến thể Delta trở nên phổ biến tại Anh và cuối tháng 07/2021.

Phân tích này bao gồm:

  • 411.642 kết quả xét nghiệm của những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine Pfizer tại thời điểm nhiễm Covid.
  • 709.486 kết quả xét nghiệm của những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine AstraZeneca.
  • 76.051 kết quả xét nghiệm của những người chưa được tiêm vaccine tại thời điểm nhiễm Covid.

Chúng tôi nhận thấy khả năng bảo vệ chống lại Covid-19 sau 1 tháng tiêm đủ 2 liều vaccine Pfizer là 88%, và tỉ lệ này giảm còn 74% sau năm đến sáu tháng.

Đối với vaccine AstraZeneca, tỉ lệ bảo vệ là khoảng 77% sau 1 tháng khi tiêm đủ 2 liều và giảm còn 67% sau bốn đến năm tháng.

Các biểu đồ này cho thấy việc giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 từ tháng 5/2021 ở người sau khi tiêm chủng 2 loại vaccine Pfizer và AstraZeneca từ sau hai tuần đến một tháng sau tiêm mũi hai (thanh phía trên) đến năm đến sáu tháng sau (thanh phía dưới). Thanh càng ngắn thì khả năng bảo vệ càng thấp.

Điều quan trọng cần lưu ý là những số liệu này đã được điều chỉnh để cho ra một co số nguy cơ nhiễm trung bình trên toàn bộ dân số. Nhưng vì chúng ta đều là những cá thể riêng biệt và hệ thống miễn dịch mỗi người phản ứng khác nhau với vaccine nên sẽ có sự khác nhau về nồng độ kháng thể ở từng người và nguy cơ mắc bệnh.

Những kết quả này nghĩa là gì?

Với hơn 1,2 triệu kết quả xét nghiệm và người tham gia, đây là một trong những nghiên cứu quan sát thực tế lớn nhất từ trước đến nay về hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Tất cả những dữ liệu trong nghiên cứu  được lấy từ ZOE COVID, đây là những thông tin quan trọng về cách vaccine COVID-19 hoạt động trong tự nhiên, không bị giới hạn kiểm soát của các thử nghiệm lâm sàng.

Thử nghiệm sáu tháng về tính an toàn và hiệu quả của vaccine Pfizer, được thực hiện khi biến thể Alpha chiếm ưu thế, chỉ ra rằng vaccine giúp giảm tới 96.2% nguy cơ nhiễm COVID-19 hai tháng sau mũi tiêm thứ 2 và giảm còn 83.7% sau hơn bốn tháng.

Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng trong thực tế, mức độ bảo vệ của vaccine thấp hơn một chút và cũng giảm dần theo thời gian.

Điều này có thể có nhiều nguyên nhân bao gồm một số lượng lớn người có tình  trạng bệnh nền trong dân số so với những người tự nguyện tham gia thử nghiệm và những khác biệt trong việc bảo quản cũng như sử dụng  vaccine.

Phần lớn những người tiêm đủ hai liều vaccine từ thời điểm năm đến sáu tháng trước thì họ sẽ trở nên già hơn hoặc bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sức khoẻ khác khiến họ tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 so với những người chỉ mới vừa tiêm vaccine.

Có nên lo lắng về việc sụt giảm khả năng bảo vệ của vaccine COVID-19 không?

Vaccine vẫn cung cấp khả năng bảo vệ cao cho phần lớn dân số, đặc biệt đối với biến thể Delta. Vì vậy chúng ta vẫn cần càng nhiều người được tiêm chủng đầy đủ càng tốt.

Điều quan trọng là vaccine không chỉ bảo vệ chúng ta mà còn bảo vệ những người chưa được tiêm vaccine chung quanh ta bao gồm trẻ em và những nguời suy giảm miễn dịch không đáp ứng tốt với vaccine.

Việc phát hiện ra khả năng sinh miễn dịch chống lại COVID-19 do vaccine cung cấp sẽ giảm dần theo thời gian không phải điều bất ngờ, mặc dù có thể phải có một chiến dịch tiêm chủng mới trong vài tháng tới.

Cần khẩn trương lập kế hoạch cho việc tiêm mũi vaccine tăng cường, dựa trên nguồn vaccine hiện có, và quyết định xem chiến lược tiêm vaccine cho trẻ em có hợp lý không nếu mục tiêu là giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện.

--  BS Phan Vũ Lam Phương  --

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top