Phân loại mụn trứng cá ở trẻ em
Mụn trứng cá trước tuổi dậy thì được phân loại thành các nhóm tuổi sau bởi Hiệp hội Mụn trứng cá và trứng cá đỏ Hoa Kỳ:
Trứng cá ở trẻ sơ sinh ước tính ảnh hưởng đến 20% trẻ được sinh ra. Trứng cá ở trẻ sơ sinh có dạng comedon (mụn đầu trắng và mụn đầu đen) xuất hiện từ da đầu, ngực trên và lưng, kèm theo các tổn thương viêm (sẩn đỏ và mụn mủ) ở má, cằm và trán. Bệnh có thể bị nhầm lẫn với bệnh mụn mủ ở đầu trẻ sơ sinh.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường không để lại sẹo. Nó xuất hiện ở các bé trai nhiều hơn các bé gái với tỷ lệ 5:1.
Trứng cá ở trẻ nhũ nhi thì hiếm.
Bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh đến 16 tháng tuổi và biểu hiện dưới dạng comedon, sẩn, mụn mủ và đôi khi là cục. Chủ yếu ảnh hưởng đến má. Có thể để lại sẹo.
Trứng cá ở trẻ nhũ nhi hiếm khi kéo dài cho đến tuổi dậy thì, nhưng nó không liên quan đến các bất thường nội tiết cơ bản. Bé trai bị ảnh hưởng nhiều hơn bé gái với tỷ lệ 3:1.
Mụn trứng cá ở lứa tuổi này là rất hiếm. Nên khám bác sĩ nội tiết để loại trừ khả năng cường androgen.
Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì và mụn trứng cá thường xuất hiện ở lứa tuổi này.
Nó thường xuất hiện dưới dạng comedon ở vùng chữ T, vùng mặt bao phủ giữa trán và phần trung tâm của khuôn mặt (ví dụ: lông mày, mũi và môi).
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở trẻ em ?
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh được cho là do tăng hoạt động của tuyến bã nhờn đáp ứng với nội tiết tố androgen của trẻ sơ sinh và nội tiết tố androgen của mẹ đã đi qua nhau thai. Nồng độ androgen giảm dần sau khoảng 1 năm. Vào khoảng 7 tuổi, quá trình sản xuất androgen bắt đầu trở lại từ tuyến thượng thận.
Từ sơ sinh đến khoảng 12 tháng tuổi, nồng độ hormone tạo hoàng thể LH tương tự như ở tuổi dậy thì. Ở trẻ trai, điều này dẫn đến tăng sản xuất testosterone và có thể giải thích tỷ lệ mụn trứng cá ở trẻ trai độ tuổi này cao hơn so với trẻ gái.
Tăng sản xuất bã nhờn dẫn đến tăng vi khuẩn gây mụn trứng cá C. acnes ở nang lông, và giống như mụn trứng cá ở người trưởng thành, điều này dẫn sự bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn và tế bào sừng, đồng thời dẫn đến hiện tượng viêm.
Chẩn đoán
Ở trẻ em trước tuổi dậy thì bị mụn trứng cá, tiền sử và khám lâm sàng có thể phát hiện sự tăng trưởng nhanh, phát triển giới tính sớm và các dấu hiệu cường androgen như rậm lông. Chụp X-quang xương của bàn tay trái và cổ tay của trẻ có dấu hiệu tăng trưởng nhanh.
Phần lớn trẻ em bị mụn trứng cá sẽ không cần thêm thông tin gì khác.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình hỏi bệnh và thăm khám ở trẻ từ 1–6 tuổi cho thấy cần phải có thêm những thông tin khác hoặc nếu mụn nghiêm trọng hay không đáp ứng với điều trị, có thể cần phải chuyển chuyên khoa nội tiết. Nồng độ của các hormon sau đây nên được đo:
Điều trị
Điều trị mụn trứng cá cho trẻ em nói chung cũng giống như điều trị mụn trứng cá cho người lớn, ngoại trừ không sử dụng Tetracycline. Tất cả các phương pháp điều trị mất ít nhất 1–2 tháng để thấy được kết quả cải thiện đáng kể.
Cách kiểm soát chung đối với mụn trứng cá nhẹ bao gồm rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần/ ngày và sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa dầu.
Tránh các chất làm mềm gây nhờn, dầu thơm tóc và các sản phẩm tạo comedon.
Benzoyl peroxide là một chất kháng khuẩn tại chỗ và có các dạng nước rửa, gel hoặc lotion có thể mua tại quầy. Nó có thể được sử dụng đơn trị liệu cho mụn trứng cá nhẹ hoặc kết hợp với thuốc uống cho những trường hợp mụn nặng hơn.
Benzoyl peroxide nên được thoa lên tất cả các vùng có mụn trứng cá. Nếu da đặc biệt nhạy cảm, có thể bắt đầu điều trị ở nồng độ thấp 2,5% thay vì nồng độ cao có nhiều khả năng gây khô và kích ứng hơn.
Retinoids tại chỗ là các dạngkem, lotion và gel chứa dẫn xuất của vitamin A (ví dụ: tretinoin và adapalene). Nếu da nhạy cảm có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng không chứa dầu.
Nên thoa retinoid lên toàn bộ vùng da bị ảnh hưởng. Khởi đầu nên thoa 2-3 lần một tuần, sau đó tăng lên hàng ngày khi đã dung nạp thuốc hoặc khi không có sự cải thiện về mụn trứng cá.
Retinoids tại chỗ cũng chế phẩm kết hợp với benzoyl peroxide hoặc kháng sinh.
Điều trị cho trẻ em bị mụn trứng cá trung bình thường sử dụng là kháng sinh uống Erythromycin 250 -500mg với liều đơn hoặc liều chia nhỏ. Erythromycin uống nên kết hợp với điều trị tại chỗ, chẳng hạn như benzoyl peroxide và retinoid tại chỗ để giảm sự đề kháng của C. acnes.
Trimethoprim và trimethoprim kết hợp với sulphamethoxazole, cả hai đều được sử dụng nếu có vi khuẩn kháng erythromycin hoặc nếu erythromycin bị chống chỉ định do tác dụng phụ. Doxycycline và minocycline chỉ nên được sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi.
Isotretinoin đôi khi được sử dụng trong trường hợp mụn trứng cá vừa khi điều trị kháng sinh uống kết hợp thuóc thoa tại chỗ không thành công.
Việc điều trị mụn trứng cá nặng cũng giống như mụn trứng cá trung bình. Isotretinoin có thể được kê đơn nếu bệnh nhân không đáp ứng đủ với kháng sinh đường uống.
Liều isotretinoin từ 0,2 đến 1 mg/kg/ngày đã được sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh từ 5 tháng tuổi và trẻ bị mụn trứng cá nặng. Các viên nang isotretinoin có thể được đông lạnh để dễ dàng chia chúng thành một nửa hoặc một phần tư và việc đông lạnh có thể giúp giảm bớt vị khó chịu.
Đầu xương đóng sớm là một mối lo ngại về mặt lý thuyết với isotretinoin, nhưng điều này chỉ được báo cáo một lần khi isotretinoin được sử dụng để điều trị mụn trứng cá cho một cậu bé 14 tuổi với liều 0,75 mg/kg/ngày.
Các nốt mụn sâu có thể được điều trị bằng cáchtiêm triamcinoloneacetonide nồng độ thấp vào trong tổn thương với liều 2,5 mg/mL.
Nguồn: https://dermnetnz.org/topics/acne-in-children
Người dịch: Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber