Bệnh Kawasaki là một hội chứng hiếm gặp không rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến trẻ em. Bệnh liên quan đến tình trạng viêm mạch máu ảnh hưởng đến động mạch và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim.
Kawasaki không phải là bệnh truyền nhiễm. Theo Tổ chức Bệnh Kawasaki, có khoảng 80% bệnh nhân dưới 5 tuổi. Trẻ càng lớn, tỉ lệ mắc bệnh càng thấp, bệnh thường không ảnh hưởng đến trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Tại Hoa Kỳ, cứ 100.000 trẻ em thì có 19 trẻ được đưa vào bệnh viện mắc bệnh Kawasaki mỗi năm. Kawasaki gây nên tình trạng viêm xảy ra trong các thành của các động mạch trên khắp cơ thể bao gồm cả các động mạch vành.
Do ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, da, vùng niêm mạc bên trong mũi, miệng và cổ họng, Kawasaki còn được gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc.
Dấu hiệu và triệu chứng phát triển theo ba giai đoạn.
Diễn ra từ ngày 1 đến ngày 11 xuất hiện đột ngột và dữ dội, các triệu chứng có thể bao gồm:
Các triệu chứng xuất hiện từ ngày 12 đến 21, ít nghiêm trọng hơn nhưng có thể kéo dài hơn. Ở giai đoạn này, nhiệt độ cơ thể sẽ trở lại bình thường. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Trẻ có thể có cảm giác đau đớn và mệt mỏi hơn. Ở giai đoạn này, các biến chứng cũng có nhiều khả năng xảy ra.
Giai đoạn này kéo dài từ khoảng ngày 22 đến ngày 60. Các triệu chứng được cải thiện và bệnh nhân dần hồi phục cho đến khi hết các dấu hiệu của bệnh.
Ở giai đoạn này, mối quan tâm chính là Kawasaki có thể ảnh hưởng đến các mạch máu quanh tim nên bệnh nhân cần được đánh giá và kiểm tra bằng siêu âm tim để đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim nếu có.
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh Kawasaki vẫn chưa được biết đến một cách rõ ràng. Một khả năng được nhiều chuyên gia đồng ý rằng bệnh Kawasaki có thể là một phản ứng bất thường của cơ thể đối với một loại vi-rút mà hầu hết cơ thể người không phản ứng. Các triệu chứng giống với nhiễm siêu vi hoặc nhiễm trùng, nhưng không xác định được nguyên nhân do vi-rút hoặc vi khuẩn nào cụ thể.
Một khả năng khác là do một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch cơ thể của hệ thống tấn công chính các mô hoặc tế bào của cơ thể.
Sau đây có thể được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh Kawasaki:
Một số ý kiến cho rằng căn bệnh này có thể là một phản ứng với một số độc tố hoặc thuốc, nhưng bằng chứng lâm sàng để chứng minh vẫn còn thiếu và chưa đủ tính thuyết phục.
Để chẩn đoán bệnh Kawasaki, người bệnh phải sốt từ 5 ngày trở lên cũng như 4 trong 5 phát hiện chính khác:
Hiện tại, không có xét nghiệm cụ thể nào có thể kết luận bệnh Kawasaki. Vì các triệu chứng tương tự như các bệnh khác ở trẻ em bao gồm sởi, sốt phát ban và viêm khớp thường gặp ở trẻ nhỏ khác, một số xét nghiệm có thể được yêu cầu để phân biệt chẩn đoán. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để kiểm tra các triệu chứng của bệnh nhân. Một vài thông số có thể giúp kiểm tra, phân biệt hoặc đánh giá bệnh như:
Các xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm:
Bệnh Kawasaki có thể ảnh hưởng đến tim. Vì vậy, một số kỹ thuật, thăm dò chức năng tim mạch có thể được yêu cầu thực hiện như:
Do có nguy cơ xảy ra biến chứng, bệnh Kawasaki thường cần điều trị tại bệnh viện. Điều trị kịp thời làm tăng cơ hội phục hồi nhanh hơn và giảm các biến chứng. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị như:
Một số biện pháp cần được áp dụng điều trị lâu dài. Nếu chứng phình động mạch vành tiến triển, việc điều trị bằng aspirin sẽ cần tiếp tục trong khoảng thời gian lâu hơn. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị cúm hoặc thủy đậu trong quá trình điều trị có thể sẽ phải ngừng dùng aspirin.
Mặc dù các vấn đề về tim rất hiếm, nhưng việc theo dõi tim là rất quan trọng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của các vấn đề về tim, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm, kỹ thuật để theo dõi, thường là 6 đến 8 tuần sau khi các triệu chứng bắt đầu.
Nếu các vấn đề về tim vẫn còn tồn tại, bác sĩ có thể chuyển bệnh nhân đến bác sĩ tim mạch nhi khoa để phối hợp điều trị nếu cần thiết.
Một số phương pháp, thuốc có thể cần được thực hiện bổ sung như:
Điều trị kịp thời làm giảm nguy cơ biến chứng và hầu hết các bệnh nhân được điều trị không gặp phải vấn đề gì thêm. Mặc dù các vấn đề về tim rất hiếm gặp, tuy nhiên Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ lưu ý rằng bệnh Kawasaki là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mắc phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở Hoa Kỳ.
Tổ chức viêm khớp lưu ý rằng có tới 1 trong 4 trẻ em có thể phát triển các vấn đề trong động mạch vành, ngay cả khi được điều trị đúng cách và khoảng 1% số trường hợp tử vong gây ra do bệnh Kawasaki.
Nếu không được điều trị, bệnh Kawasaki có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, trong đó có phình động mạch. Khi phình động mạch diễn ra, các mạch máu dẫn máu đến tim bị viêm, khiến một phần của thành động mạch bị yếu đi và phình ra. Nếu phình động mạch không tự hồi phục hoặc không được điều trị có thể hình thành huyết khối, làm tăng nguy cơ đau tim hoặc chảy máu trong nếu phình động mạch vỡ. Các biến chứng khác bao gồm:
Bệnh nhân thường hồi phục trong vòng một vài tuần, ngay cả khi có các vấn đề về tim hoặc các biến chứng khác.
Bệnh Kawasaki có thể ảnh hưởng đến các hệ thống cơ thể khác bao gồm hệ thống thần kinh, miễn dịch, tiêu hóa và tiết niệu. Những người đã mắc bệnh Kawasaki nên siêu âm tim sau khoảng từ 1-2 năm để sàng lọc các vấn đề về tim mạch.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh