1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Chi Adenatithera L. có 2 loài ở Việt Nam thường gọi là trạch quạch và ràng ràng. Trạch quạch là cây của vùng nhiệt đới châu Á, phân bố rải rác ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, trạch quạch có ở các tỉnh miền núi có độ cao dưới 600m, đôi khi thấy ở vùng đổi trung du; thường gặp nhiều hơn ở các tỉnh miền Trung và đảo lớn.
Cây ưa sáng, có thể chịu được khô hạn, thường mọc ở rừng thưa, các đồi cây bụi ở ven biển hoặc đảo. Cây ra hoa nhiều vào cuối mùa khô, quả chín tự mở để hạt rơi vãi xung quanh gốc. Hiện chưa quan sát được cây con mọc từ hạt; Cây tái sinh khoẻ sau khi bị chặt.
3. Bộ phận dùng
Hạt thu hái ở quả chín. Còn dùng lá và vỏ cây phơi khô.
4. Thành phần hóa học
5. Tác dụng dược lý
Một chất chưa xác định được cấu trúc từ hạt trạch quạch có phân tử lượng 24000, có tác dụng ức chế men pepsin của tuyến tụy. Rễ trạch quạch có tác dụng gây nôn và tiêu chảy.
6. Tính vị, công năng
Hạt trạch quạch có tính hơi hàn, hơi độc, có tác dụng khử độc, tiêu viêm. Rễ gây thượng thổ, hạ tả.
7. Công dụng
Lá trạch quạch được dùng chữa thấp khớp mạn tính, thống phong, đái ra máu. Vỏ cây sắc uống chữa thấp khớp, lỵ. Gỗ sắc uống để tăng lực. Hạt được dùng làm thuốc đắp làm vỡ mủ chữa nhọt, áp xe, viêm vết thương nhiễm khuẩn, đau nửa đầu, thấp khớp. Để chữa rắn cắn, lấy 7 – 10 hạt trạch quạch, đập vỡ vỏ, lấy nhân, giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp lên vết cắn.
Chú ý: Toàn cây trạch quạch có chất độc, nhất là hạt, vì vậy khi dùng phải rất thận trọng. Nếu chưa có kinh nghiệm không nên dùng uống.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh