✴️ Bệnh lao hạch có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa sớm bệnh lao hạch

1. Bệnh lao hạch là gì?

Thông thường khi nhắc đến bệnh lao chúng ta thường nghĩ đến bệnh lao phổi nhưng bệnh lao không chỉ ở phổi mà còn xuất hiện ở nhiều bộ phận khác đặc biệt là lao hạch. Bệnh lao hạch là một dạng bệnh lao ngoài phổi khá phổ biến tại Việt Nam với nhiều triệu chứng bệnh dễ quan sát dưới da. 

Trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại các hạch nhỏ với kích thước tương tự hạt gạo lẫn trong các mô cơ thể. Khi các hạch này bị nhiễm trực khuẩn lao sẽ dẫn đến hiện tượng viêm sưng, đau nhức tại vị trí hạch. Một số vị trí lao hạch thường xuất hiện trên cơ thể như cổ, mang tai, nách, bẹn,… 

Bệnh lao hạch là gì?

Theo thống kê y tế thì các triệu chứng lao hạch có tỷ lệ xuất hiện ở nữ giới cao hơn nam giới. Bên cạnh đó, bệnh lao hạch cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ niêm mạc mắt, mũi, miệng, tiếp xúc với người bị lao,… Hệ thống miễn dịch sẽ chống chọi với các loại vi khuẩn để bảo vệ sức khoẻ tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng miễn nhiễm với chúng để tránh bệnh lao hạch.

2. Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?

Bệnh lao hạch có nguy hiểm không luôn là câu hỏi phổ biến được nhiều người quan tâm về bệnh lao hạch. Theo các chuyên gia y tế thì bệnh lao hạch không thuộc các bệnh nguy hiểm vì chúng không có khả năng lây lan từ người sang người. Hiện nay, bệnh lao hạch đã có các phương pháp điều trị tiên tiến tại Việt Nam giúp người bệnh có thể chữa khỏi trong vòng từ 7 - 12 tháng tuỳ thuộc vào trạng thái phát hiện bệnh. 

Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, chúng ta cũng không được chủ quan vì có thể các lao hạch không được chữa trị đúng cách và điều trị sớm ở các giai đoạn đầu có thể sẽ trở thành khối u ác tính hay còn gọi ung thư. Chính vì thế, khi có các triệu chứng hạch bất thường trên cơ thể thì chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm để tầm soát cũng như điều trị kịp thời.

3. Triệu chứng bệnh lao hạch thường gặp 

Bệnh lao hạch thường phát triển theo các giai đoạn tăng dần về kích thước hạch, tần suất cơn đau, trạng thái bên trong của hạch,… Đầu tiên, hạch sẽ có triệu chứng sưng to với kích thích các hạch kích thước tương đối nhỏ và mềm. Hầu hết ở giai đoạn này, người bệnh chưa có cảm giác đau nhức và chỉ khi ấn vào vị trí hạch sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhẹ. 

Triệu chứng nổi hạch bất thường ở cổ, bẹn, nách,…

Tiếp theo, giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này, các mô bên trong hạch bắt đầu rơi vào tình trạng viêm và phát triển chằng rễ nên hạch sẽ có dấu hiệu cứng và cố định ở vị trí dưới da. Ở giai đoạn này thì chúng ta dễ dàng quan sát thấy vì chúng hình thành rõ nét dưới da và có hiện tượng sưng tấy đỏ. Người bệnh cũng bắt đầu cảm nhận được sự đau nhức, ê ẩm kéo dài hơn bình thường. Kèm theo đó có thể sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, chán ăn, mệt mỏi,…

Giai đoạn 3 là giai đoạn phát triển. Giai đoạn nhuyễn hóa là khi hạch mềm, vùng da chỗ đó có sưng đỏ nhưng không đau, không nóng. Trong một số trường hợp ở giai đoạn này sẽ bị rò rỉ dịch, mủ, miệng lỗ rò sẽ tím ngắt và có thể tạo thành sẹo. Điều này dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng nếu không được giải quyết triệt để cũng như di căn thành ung thư đến các bộ phận khác trong cơ thể. 

4. Nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh lao hạch

Nguyên nhân chủ yêu gây ra bệnh lao hạch thường là trực khuẩn lao như Mycobacterium tuberculosis, M. bovis, M. africanum. Bên cạnh đó còn có các loại trực khuẩn không điển hình gây ra lao hạch ở người như: M. scrofulaceum, M.avium - intracellulare và M. kansasii,…

Nguyên nhân gây bệnh lao hạch 

Các loại trực khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế xâm nhập đường bạch huyết khi niêm mạc mũi, miệng tổn thương hoặc nhiễm khuẩn. Không chỉ gây ra lao hạch mà trong một số trường hợp trực khuẩn có thể khiến toàn bộ cơ thể bị nhiễm khuẩn lao và hạch xuất hiện trên khắp cơ thể. Đặc biệt đối với các bệnh nhân HIV/AIDS có hệ miễn dịch bị phá huỷ trầm trọng sẽ dễ dàng mắc lao hạch. 

5. Làm thế nào để phòng ngừa sớm bệnh lao hạch?

Đối với các bệnh nhân có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh lao hạch do trực khuẩn tấn công làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và từ đó chúng nhanh chóng phát triển khiến tình trạng bệnh nặng dần nếu không chữa trị kịp thời. Chính vì thế chúng ta cần có các biện pháp để phòng ngừa sớm bệnh lao hạch. Hãy cùng chúng tôi tham khảo trong phần dưới đây nhé.

5.1. Chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất 

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh lao hạch. Những người có chế độ ăn uống thiếu chất hoặc mất cân bằng giữa các loại chất thường xuyên sử dụng chất kichs thích, thức uống có cồn như bia rượu sẽ có nguy cơ lao hạch cao. 

Các loại chất xơ, vitamin không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng để miễn dịch các loại vi khuẩn mà còn giúp tránh tình trạng oxy hoá tế bào trong cơ thể. Hạn chế các loại thực phẩm thịt đỏ thay thế bằng các loại thịt cá trắng giàu chất dinh dưỡng. 

5.2. Thường xuyên vận động tăng cường sức đề kháng

Hệ miễn dịch mạnh khoẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phòng ngừa bệnh lao hạch. Chính vì thế, chúng ta nên vận động thể thao thường xuyên nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh và đã điều trị khỏi bệnh thì cũng cần duy trì chế độ tập luyện như chạy bộ, tập gym, bơi lội, chạy xe đạp,… để tránh tái phát lại. Bởi vì khi cơ thể chúng ta không có hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ dễ mắc lao hạch khi trực khuẩn xâm nhập vào niêm mạc.

Vận động, tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng

5.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 

Hiện nay, y học Việt Nam đã phát triển hiện đại hơn với nhiều phương pháp tầm soát sớm các bệnh. Để tầm soát sớm khả năng mắc bệnh lao hạch thì bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát theo định kỳ 6 - 12 tháng/ lần và bạn có thể lựa chọn các gói xét nghiệm lao toàn diện nhằm phát hiện sớm bệnh. Bên cạnh đó, nếu cơ thể xuất hiện các loại hạch bất thường thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách. 

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát sớm bệnh lao hạch

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top