✴️ Biến chứng của bệnh giang mai

1. Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Khi mắc bệnh giang mai, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, phiền toái bởi những vết lở loét, nốt sần chảy dịch, mụn ở cơ quan sinh dục hoặc trên các vị trí khác của cơ thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và đời sống của người bệnh.
  • Bệnh nhân mắc bệnh giang mai không chỉ gây nên những tổn thương cho bản thân họ mà còn dễ lây truyền sang cho vợ/chồng/bạn tình.
  • Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào thai nhi gây nên tình trạng đẻ non, sảy thai, thai chết lưu hoặc chết sau khi sinh. Trẻ mới sinh ra nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
  • Bệnh giang mai không chỉ gây ra những triệu chứng bên ngoài cơ thể. Nó còn khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà xoắn khuẩn giang mai còn có thể xâm nhập vào mạch máu lan truyền đến tất cả các bộ phận khác trên cơ thể. Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh gây nên viêm màng não, tổn thương đến mạch máu não dẫn đến động kinh, đột quỵ. Giang mai tấn công vào hệ tim mạch gây phình mạch. Nó gây tổn thương mô và nội tạng, phá hoại hệ xương khớp dẫn đến bại liệt, tàn tật, tử vong.
  • Một số bệnh nhân giang mai thường bị kèm theo mắc các bệnh viêm nhiễm trên hệ thống đường tiết niệu và đường sinh dục. Dễ mắc các bệnh lây truyền khác.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình.Tình trạng sứt mẻ trong gia đình. Vợ chồng nghi kỵ không tin tưởng nhau dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân…

2. Các biến chứng của bệnh giang mai

  • Xuất hiện các cơn đau ở chi. Khi mắc giang mai, người bệnh nhanh chóng xuất hiện cảm giác đau nhức, đặc biệt là ở chi dưới. Cảm giác đau nhói nhưng ngắn, như bị dao cắt hoặc giật mạnh hoặc như bị đốt. Những cơn đau này xuất hiện ngẫu nhiên không theo quy luật nào cả, khiến người bệnh rất khó chịu. Khi bệnh đau nặng chi dưới sẽ đau đớn, bước đi khập khiễng, bước thấp, bước cao, bước dài, bước ngắn. Giai đoạn cuối xuất hiện tình trạng đi lại khó khăn.

Biến chứng của bệnh giang mai 

  • Rối loạn chức năng co thắt. Giang mai thường gây tổn thương đốt thứ 2 – 4 ở lưng, ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện. Người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu mà không tiểu được dẫn đến bí tiểu, tiểu không kiểm soát.
  • Biến chứng ở khu vực mắt. Giang mai có khả năng tấn công vào niêm mạc mắt, khiến người bệnh có dị thường ở đồng tử mắt. Nó khiến đồng tử bị nhỏ hẹp, không bình thường. Mất phản xạ ánh sáng, khiến mắt bị mờ dần.
  • Bệnh về khớp xương. Chủ yếu là ở hông, đầu gối và mắt cá chân. Thậm chí cả ở đốt sống lưng và chi trên. Sớm nhất là viêm khớp xương. Các khớp không ngừng bị tổn hại dẫn đến cấu trúc xương bị tổn hại, gây thoát vị và gãy xương.
  • Ảnh hưởng đến nội tạng. Giang mai không được điều trị, các xoắn khuẩn sẽ ăn vào nội tạng gây nên biến chứng. Vấn đề thường gặp nhất là các vấn đề ở dạ dày. Biểu hiện là những cơn đau thắt đột ngột ở bụng trên, lồng ngực…Người bệnh có cảm giác kiệt sức và đau da bụng. Các triệu chứng ở ruột non xuất hiện như đau bụng, ỉa chảy. Cổ họng và thanh quản xuất hiện triệu chứng khó nuốt và hô hấp khó khăn. Nguy hại nhất là xoắn khuẩn giang mai đi vào tim làm người bệnh đau ngực, khó thở. Có thể dẫn đến suy tim, tử vong ngay lập tức.
  • Đối với phụ nữ mang thai, giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con. Vì vậy, trong quá trình mang thai, chị em bị mắc giang mai thì khả năng lây nhiễm sang bào thai khiến trẻ bị mắc giang mai bẩm sinh khiến dị dạng hoặc tử vong cho thai nhi.

3. Hướng xử trí các biến chứng của bệnh giang mai

Giang mai có trị được không? Giang mai chữa được không? Giang mai giai đoạn 2 có chữa được không? Giang mai giai đoạn 3 có chữa được không? Đây đều là những câu hỏi mà nhiều người mắc bệnh giang mai quan tâm. Việc có chữa được hay không còn phụ thuộc cả vào cách mà người mắc bệnh giang mai xử trí với nó.

Khi hiện lên các dấu hiệu lúc đầu của giang mai như xuất hiện các nốt ban, hình thành vết loét có đường kính 1-2 cm, xung quanh nổi lên những hình tròn màu đỏ, bề mặt bị loét hoặc loét nhẹ hoặc không có triệu chứng loét… thì cần phải nhanh chóng đến những cơ sở y tế chuyên gia để chẩn đoán, xét nghiệm và giúp đỡ đặc trị. Giang mai được giúp đỡ chữa trị càng sớm thì hữu hiệu trợ giúp điều trị càng cao, chức năng khỏi hẳn bệnh là lên đến 90%.

Căn cứ vào mức độ bệnh qua mỗi công đoạn khác nhau, bác sĩ chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ trợ giúp điều trị bệnh giang mai riêng. Việc đặc trị giang mai đúng thời điểm, đặc biệt càng chữa sớm càng tốt sẽ hạn chế sự tiến triển của bệnh, phòng tránh các biến chứng xấu do bệnh gây nên.

4. Làm thế nào để không bị các biến chứng của bệnh giang mai

  • Quan hệ tình dục an toàn. Không quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình. Chung thủy một vợ một chồng. Tuyệt đối tránh những hoạt động mua dâm, bán dâm.
  • Không tiếp xúc với các bệnh nhân bị bệnh khi cơ thể có những vết xước.
  • Không truyền máu nếu máu có các vi khuẩn, xoắn khuẩn giang mai gây bệnh.
  • Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt, bàn chải răng, dao cạo, kim tiêm.
  • Tránh việc để bệnh nặng mới chữa trị. Như vậy bệnh sẽ rất khó chữa và gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
  • Thực hiện chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc chữa trị không thay đổi liều lượng thuốc.
  • Không uống các đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, cafe. Không ăn các đồ ăn cay nóng hay sử dụng các loại thuốc kích thích.
  • Không nên ngừng uống thuốc khi các dấu hiệu của bệnh vừa mới kết thúc. Vì có thể các xoắn khuẩn giang mai chưa bị vô hiệu hóa hoàn toàn mà chỉ yếu đi do tác dụng của thuốc. Nếu ngừng uống thuốc các xoắn khuẩn giang mai sẽ có thời gian để hồi phục và tái phát trở lại khi này rất khó để chữa trị.

Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh giang mai

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top