Bệnh do vi khuẩn than Bacillus anthracis gây ra, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1848. Khi ở môi trường bên ngoài, vi khuẩn này tồn tại dưới dạng bào tử và có sức đề kháng cao, có thể tồn tại đến vài chục năm mà vẫn có khả năng gây bệnh.
Khuẩn bệnh Bacillus anthracis có thể gây bệnh cho cả người và động vật:
Ở động vật: Bệnh còn được gọi là bệnh nhiệt thán. Các loại gia súc ăn cỏ là những loại dễ bị bệnh nhất, có thể kể đến như trâu, ngựa, bò, cừu,... Nguyên nhân là những loại gia súc này có nguy cơ cao hít phải những bào tử vi khuẩn có mặt trong đất, cỏ và nguồn nước bị nhiễm bệnh. Nếu đã nhiễm bệnh, chúng dễ bị nhiễm trùng huyết và chết.
Vi khuẩn Bacillus anthracis gây nên bệnh than ở người. Nhiễm bệnh qua đường da được cho là phổ biến nhất, sau đó là đường tiêu hóa và đường hô hấp. Một số trường hợp sử dụng chung bơm kim tiêm cũng bị lây nhiễm bệnh than. Đây là loại vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm và có thể tồn tại lâu trong tự nhiên nên Bacillus anthracis đã từng được sử dụng giống như một loại vũ khí sinh học để phục vụ cho các cuộc chiến tranh và khủng bố.
Bệnh than gồm có 3 thể chính:
Bệnh nhiễm qua đường da: Những trường hợp lây bệnh qua da được cho là phổ biến nhất, nhưng lại ít nguy hiểm nhất. Bệnh có thể lây nhiễm khi chúng ta tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như tiếp xúc trực tiếp với vật bị bệnh, tiếp xúc với chất thải của chúng, hoặc làm thịt những động vật bị chết vì bệnh than khi đó những khuẩn bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể người qua những vết xước hay những vết thương hở trên da.
Nhiễm bệnh than qua đường tiêu hóa: Rất ít nhưng vẫn có bệnh nhân gặp phải thể bệnh này. Nguyên nhân thường do ăn nhiều thịt sống hoặc chưa chín kỹ từ những loại động vật bị bệnh.
Bệnh nhiễm qua đường hô hấp: Đây là những trường hợp có nguy cơ tử vong cao.
Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm. Gần đây, một loại lây nhiễm bệnh than khác đã được xác định trong số những người tiêm chích heroin ở Bắc Âu.
Lưu ý, những đối tượng dưới đây được cho là có nguy cơ cao mắc bệnh:
Khi nhiễm bệnh qua đường hô hấp, bệnh được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm. Cụ thể khi bệnh nhân hít phải bào tử Bacillus anthracis, chúng sẽ xâm nhập vào phổi, tiếp đó là hạch bạch huyết và rồi phát triển thành vi khuẩn làm phát tán độc tính ra khắp cơ thể, gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài khoảng 1 đến 5 ngày. Sau đó, bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, da tím tái, viêm màng não, nhiễm độc toàn thân,… và nguy hiểm nhất là có thể dẫn tới tử vong với tỉ lệ cao. Chỉ khoảng một nửa trường hợp nhiễm bệnh có khả năng hồi phục nếu điều trị tích cực.
Một đặc điểm khiến vi khuẩn than trở nên nguy hiểm là do bào tử của vi khuẩn này có khả năng tồn tại ngoài môi trường tự nhiên rất lâu, có thể đến vài chục năm mà vẫn gây bệnh được. Chỉ một lượng vi khuẩn nhỏ cũng có thể khiến hàng chục người thiệt mạng.
Để chẩn đoán bệnh than, bác sĩ không chỉ dựa vào những biểu hiện lâm sàng mà sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm những loại xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể là:
Chụp X quang ngực, chụp cắt lớp vi tính: Đây là cách để đánh giá tình trạng tràn dịch màng phổi,… và từ đó xác định bệnh nhân mắc bệnh qua đường hô hấp hay không.
Đo lường kháng thể và lượng độc tố có trong máu.
Xét nghiệm các mẫu vật để tìm vi khuẩn. Một số loại mẫu vật có thể được sử dụng:
Khi điều trị bệnh than, các trường hợp lây nhiễm qua da được cho là dễ điều trị nhất. Những trường hợp nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa khó điều trị hơn vì thường gây mất điện giải, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí là thủng ruột. Phức tạp nhất là khi nhiễm bệnh qua đường hô hấp, cần phải được xử trí sớm vì rất dễ gây sốc nhiễm khuẩn và viêm màng não.
Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh than:
Điều trị nội khoa: Bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc uống hoặc truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Điều trị bằng kháng sinh sẽ mang đến hiệu quả sau khoảng 2 tháng kể từ khi bệnh nhân bắt đầu tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh cũng chính là phương pháp hiệu quả. Hiện nay phương pháp này được áp dụng với những người đang làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên quan đến loại bệnh này.
Để phòng bệnh, bạn nên tiêu hủy động vật chết vì bệnh đúng cách, có thể rải bột vôi để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Không buôn bán những loại thịt động vật chết vì bệnh. Nên ăn chín uống sôi và đặc biệt giữ gìn vệ sinh cơ thể, chăm sóc những vết thương hở trên da để phòng bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh