Hầu hết chúng ta đều ít nhiều nghiến răng một vài lần trong đời. Nghiến răng thường không gây hại, nhưng khi nghiến răng diễn ra thường xuyên, răng có thể bị tổn thương và từ đó có thể phát sinh các biến chứng về sức khỏe răng miệng khác.
Nghiến răng xảy ra nhiều trong khi ngủ, thường do bản thân căng thẳng, lo lắng. Nhưng nó cũng có thể do bất thường của khớp cắn hoặc do răng bị mất hay khấp khểnh. Nó cũng có thể do các bệnh lý rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Vì nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ nên hầu hết mọi người đều không biết rằng mình đang nghiến răng. Tuy nhiên, đau đầu âm ỉ, liên tục hoặc đau quai hàm khi bạn thức dậy là một triệu chứng đáng chú ý của bệnh nghiến răng. Nhiều người lại biết họ có nghiến răng từ người thân, khi những người này nghe thấy tiếng nghiến răng của họ vào ban đêm. Nếu bạn nghi ngờ rằng liệu mình có đang nghiến răng hay không, hãy đến gặp nha sĩ. Nha sĩ có thể kiểm tra miệng và hàm của bạn để tìm các dấu hiệu của bệnh nghiến răng, chẳng hạn như đau hàm và sự mài mòn quá mức trên bề mặt răng.
Trong một số trường hợp, nghiến răng mãn tính có thể dẫn đến gãy, lung lay hoặc mất răng. Nghiến răng mãn tính có thể làm mòn răng xuống đến chân răng. Nghiến răng nếu nặng không chỉ có thể làm hỏng răng và dẫn đến mất răng, mà còn có thể ảnh hưởng đến hàm của bạn, gây rối loạn khớp thái dương hàm và thậm chí thay đổi diện mạo khuôn mặt của bạn
Nha sĩ có thể lắp một miếng bảo vệ để bảo vệ răng bạn khỏi nghiến trong khi ngủ. Nếu căng thẳng khiến bạn nghiến răng, bác sĩ có thể sẽ tư vấn hoặc áp dụng các liệu pháp tâm lý. Tham gia các buổi tư vấn về tâm lý, tập luyện thể dục, gặp bác sĩ tâm lý trị liệu hoặc dùng thuốc giãn cơ là một trong số những lựa chọn cho bạn. Nếu rối loạn giấc ngủ gây ra chứng nghiến răng, việc điều trị vấn đề này có thể làm giảm hoặc loại bỏ luôn thói quen nghiến răng.
Các mẹo khác để giúp bạn ngừng nghiến răng bao gồm:
Vấn đề nghiến răng không chỉ giới hạn ở người lớn. Khoảng 15% đến 33% trẻ em nghiến răng. Trẻ em thường có xu hướng nghiến răng vào 2 thời điểm nhất: khi răng sữa mọc và khi răng vĩnh viễn mọc.
Hầu hết trẻ em sẽ mất đi thói quen nghiến răng này sau khi hai bộ răng này mọc đầy đủ hơn. Thông thường, trẻ nghiến răng khi ngủ hơn là khi thức. Không ai biết chính xác lý do tại sao trẻ nghiến răng nhưng các yếu tố cần cân nhắc bao gồm răng mọc không đúng cách hoặc tiếp xúc không đều giữa răng trên và dưới, các tình trạng bệnh lý khác (như thiếu dinh dưỡng, giun kim, dị ứng, rối loạn nội tiết) và các yếu tố tâm lý bao gồm lo lắng và căng thẳng.
Nghiến răng sữa hiếm khi gây ra vấn đề. Tuy nhiên, nghiến răng có thể gây đau hàm, đau đầu, mòn răng và rối loạn khớp thái dương hàm. Tham khảo ý kiến nha sĩ nếu răng của con bạn bị mòn hoặc nếu con bạn than rằng ê buốt hoặc đau nhức răng. Các mẹo cụ thể để giúp trẻ hết nghiến răng bao gồm:
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thường không cần can thiệp. Tuy nhiên, trẻ lớn hơn có thể cần can thiệp tạm thời chẳng hạn như miếng bảo vệ răng vào ban đêm, để ngăn chặn tình trạng nghiến răng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh