Cứ 4 người thì có khoảng 1 người mang vi khuẩn tụ cầu trên bề mặt da. Nhìn chung, tụ cầu là vô hại trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương. Khi điều này xảy ra, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da tạo ra các vết lở loét hoặc gây tổn thương tại một trong các cơ quan trong cơ thể. Nhiễm trùng toàn thân có thể nặng và dẫn tới tử vong.
Nhiễm trùng do tụ cầu rất dễ lây lan thông qua hắt hơi, ho hoặc xúc chạm vết thương bị nhiễm trùng, nhưng nhiều trường hợp xảy ra khi một người tiếp xúc với vật thể mang vi khuẩn, chẳng hạn như khăn lau tay, điều khiển hoặc tay nắm cửa. Tiếp xúc trực tiếp giữa người và người với người bị nhiễm trùng có thể lây truyền vi khuẩn.
Vi khuẩn tụ cầu có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng, bao gồm:
Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị hiệu quả đối với hầu hết các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu. Tuy nhiên, Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) có khả năng kháng với một số loại kháng sinh mặc dù có một số loại có thể điều trị được.
Nhiễm trùng tụ cầu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào và một khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, nhiều cơ quan bên trong. Nếu không điều trị có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết.
Mặc dù nhiều người mang vi khuẩn tụ cầu trên da hoặc trong mũi nhưng không phải tất cả đều sẽ bị nhiễm tụ cầu. Nhiễm trùng chỉ xảy ra khi vi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào da hoặc cơ thể qua vết cắt, vết xước, vết thương hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.
Vi khuẩn tụ cầu có thể lây lan sang một người qua tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm trùng. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng tụ cầu là thực hiện vệ sinh tốt, đặc biệt quan trọng ở những khu vực tập trung đông người, chẳng hạn như hồ bơi công cộng, trường học, phòng tập thể dục và các khu vực dân cư.
Các bước cần thực hiện bao gồm:
Các triệu chứng của nhiễm trùng tụ cầu sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng, có thể bao gồm:
Khi nghi ngờ nhiễm trùng do tụ cầu, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân các câu hỏi về các triệu chứng của họ và có thể tiến hành xét nghiệm máu hoặc nuôi cấy vùng da bị tổn thương. Nếu nghi ngờ tụ cầu, việc điều trị sẽ được thực hiện nhanh chóng nhằm tránh những diễn tiến xấu hơn của bệnh.
Nhiễm trùng do tụ cầu xảy ra khi vi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào trong cơ thể, có thể thông qua vết thương hở hoặc thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu. Vi khuẩn tụ cầu có thể xâm nhập vào cơ thể của một người do:
Mọi người có thể thực hiện các bước sau để bảo vệ mình khỏi bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu:
Thuốc kháng sinh kê đơn được dùng để điều trị nhiễm trùng tụ cầu. Tùy thuộc vào loại nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn:
Nếu nhiễm trùng da có mủ có thể được chỉ định dẫn lưu. Nhiễm trùng xương có thể phải phẫu thuật.
Người bệnh bị ngộ độc thực phẩm do tụ cầu nên uống nhiều nước để không bị mất nước và kháng sinh không được sử dụng trong trường hợp này. Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu hiếm khi diễn tiến nặng. Truyền dịch tĩnh mạch có thể được chỉ định đối với những tình trạng bị mất nước do tiêu chảy hoặc nôn ói kéo dài.
Nhiễm trùng MRSA đề kháng với nhiều loại kháng sinh nhưng vẫn có những loại kháng sinh khác có thể điều trị chúng.
Nếu các triệu chứng của nhiễm trùng tụ cầu kéo dài hơn một tuần hoặc xấu đi nhanh chóng, người bệnh cần phải đi khám càng sớm càng tốt. Bất kỳ người bị suy giảm miễn dịch nào cũng nên đến gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ bị nhiễm trùng.
Những người thuộc nhóm nguy cơ cao đối với nhiễm trùng do tụ cầu như:
Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên chú ý rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên, khử trùng các bề mặt dùng chung bất cứ khi nào có thể, tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt và dụng cụ thể thao.
Thời gian phục hồi đối với nhiễm trùng tụ cầu phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng cũng như hệ thống miễn dịch của người bệnh.
Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu thường sẽ hết trong vòng 24–48 giờ, nhưng có thể mất 3 ngày hoặc lâu hơn để cảm thấy khoẻ hoàn toàn.
Nhiễm trùng tụ cầu trên bề mặt da có thể lành chỉ sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu vết loét hoặc vết thương lớn nghiêm trọng có thể cần điều trị vài tuần hoặc lâu hơn.
Nếu nhiễm trùng tụ cầu toàn thân tại tim, phổi, máu hoặc hệ thống cơ quan khác, việc điều trị có thể mất vài tuần đến vài tháng. Trong một số trường hợp hiếm, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, một tình trạng nguy hiểm trong đó hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với nhiễm trùng.
Vi khuẩn tụ cầu sống trên da và trong mũi của một số người là điều bình thường. Nhiễm trùng chỉ xảy ra khi vi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt, vết thương hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.
Nhiễm trùng do tụ cầu có thể có nhiều loại, phổ biến nhất là nhiễm trùng da, có thể nhẹ và lành trong vài ngày hoặc khá nặng, cần một thời gian để hồi phục. Nhiễm khuẩn tụ cầu cũng có thể lây nhiễm sang xương, niêm mạc của tim, phổi, máu và các cơ quan khác.
Những người sống, làm việc hoặc chơi thể thao tiếp xúc gần với những người khác và những người có bệnh nền sẽ có nguy cơ nhiễm tụ cầu cao hơn. Nằm viện hoặc phẫu thuật cũng làm tăng nguy cơ nhiễm tụ cầu.
Khi có các triệu chứng của nhiễm trùng tụ cầu, việc điều trị nên được thực hiện nhằm tránh biến chứng xảy ra. Những người bị suy giảm miễn dịch nên trao đổi với bác sĩ ngay khi nghi ngờ mình bị nhiễm trùng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh