Những dấu hiệu không liên quan đến bệnh tim nhưng cảnh báo căn bệnh này

Cả nam giới và phụ nữ đều có thể mắc bệnh tim do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi khi tim gặp vấn đề bất ổn, cơ thể sẽ phát ra nhiều dấu hiệu và cảnh báo để chúng ta nắm được tình hình và nhanh chóng có biện pháp xử trí. Tuy nhiên điều đáng nói là những dấu hiệu này có thể được phát ra ở những cơ quan khác của cơ thể, chứ không nhất thiết ở tim.

 

Mỗi khi tim gặp vấn đề bất ổn, cơ thể sẽ phát ra nhiều dấu hiệu và cảnh báo để chúng ta nắm được tình hình và nhanh chóng có biện pháp xử trí.

 

Đau lan đến cánh tay

Đối với dấu hiệu này, nhiều nam giới thường bị đau ở cánh tay trái, trong phụ nữ lại thường bị đau ở cả 2 cánh tay. Họ có thể trải qua một cơn đau bất thường ở khuỷu tay trước khi bị đau tim. Điều này xảy ra vì cơn đau từ tim của bạn di chuyển đến tủy sống nơi có nhiều dây thần kinh được kết nối và não bị lẫn lộn và nghĩ rằng cánh tay của bạn đang ở trong cơn đau trong khi thực sự khi không phải như vậy.

 

Ho không dứt

Các cơn ho có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau và không loại trừ nó có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Ho dai dẳng tạo ra một chất lỏng màu hồng có chứa máu là biểu hiện rất phổ biến ở những người mắc bệnh suy tim. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý ho có thể là một triệu chứng phụ của tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều, đó là khó thở và đột ngột mất hơi thở.

 

Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân

Nếu tim không làm tốt việc bơm máu thì chân sẽ có hiện tượng sưng lên.

Khi tim của bạn không bơm tốt, chất lỏng từ các mạch máu rò rỉ vào các mô xung quanh chân và bàn chân là những nơi phải chịu nhiều tác động nhất vì chúng phải nâng đỡ trọng lực của cả cơ thể. Kết quả là nếu tim không làm tốt việc bơm máu thì chân sẽ có hiện tượng sưng lên. Điều này được gọi là phù ngoại biên. Đây là một triệu chứng rất phổ biến ở bệnh nhân bệnh tim và bạn nên chú ý đến nó.

 

Mất cảm giác thèm ăn và cảm thấy buồn nôn

Theo như một nghiên cứu gần đây của MedUni Vienna đã chứng minh, hormone BNP được tim tạo ra cũng có tác dụng ức chế sự thèm ăn. Trái tim không chỉ phản ứng với kích thích tố mà nó còn tạo ra một số trong những chất này.

Ở những bệnh nhân suy tim (tim yếu), mức tăng của hormone BNP (loại peptit natriuretic loại B) được giải phóng. Khi được sản xuất với số lượng lớn hơn, hormone này sẽ hỗ trợ hành động của tim: Không chỉ làm thận tiết ra nhiều natri và chất lỏng hơn mà các mạch cũng giãn ra, làm mất cảm giác thèm ăn và sự sụt giảm đáng kể trọng lượng.

 

Thường xuyên lo âu và căng thẳng

Một số nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association) đã chỉ ra rằng những người thường xuyên có cảm giác cực kỳ lo lắng rất dễ là do họ bị bệnh tim. Lo lắng có thể do lối sống rất căng thẳng hoặc các rối loạn khác nhau như rối loạn hoảng sợ… Một số tác động của sự lo lắng làm ảnh hưởng đến tim bao gồm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp và giảm nhịp tim.

Thường xuyên lo âu căng thẳng cũng có thể dẫn đến bệnh tim

 

Mất ý thức hoặc ngất xỉu

Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, ngất xỉu là một sự mất ý thức tạm thời thường liên quan đến lượng máu không đủ đến não. Nó thường xảy ra khi huyết áp quá thấp (hạ huyết áp) và tim không bơm đủ oxy vào não. Nó có thể lành tính hoặc triệu chứng của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

 

Làn da nhợt nhạt hơn hoặc có màu xanh

Đây không phải là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh về tim, nhưng khi nó xuất hiện thì có thể là do giảm lưu lượng máu, giảm số lượng hồng cầu và có thể là dấu hiệu cho thấy tim của bạn không bơm máu theo cách cần thiết.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top