✴️ Các loại vắc xin COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam tính đến tháng 7/2021

Nội dung

Đến 18/7/2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho 6 loại vắc-xin COVID-19 bao gồm:

  • Comirnaty của Pfizer,
  • A2D1222 của AstraZeneca
  • Sputnik-V của Gamalaya
  • Vero-Cell của Sinopharm
  • Spikevax (tên khác là: COVID-19 Vaccine Moderna) của ModernaTX
  • Janssen của Johnson & Johnson

 

TÊN VACCIN

CƠ CHẾ TÁC DỤNG SỐ LƯỢNG MŨI TIÊM KHẢ NĂNG CHỐNG CÁC BIẾN THỂ VIRUS TÁC DỤNG PHỤ BẢO QUẢN
Comirnaty Sử dụng mRNA hướng dẫn các tế bào tạo ra protein của virus, kích hoạt hệ thống miễn dịch 02 mũi, cách nhau 21 ngày Hiệu quả chưa cao nhưng vẫn có hiệu quả bảo vệ cao đối với người đã tiêm Sưng, đỏ, đau nhức vùng cánh tay tiêm; ngoài ra còn mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt, ớn lạnh, buồn nôn  -80oC đến -600C
A2D1222 Đưa adenovirus (virus gây ra cảm lạnh hoặc các triệu chứng giống như cúm) có chứa gen của coronavirus vào cơ thể, kích hoạt hệ thống miễn dịch 02 mũi, cách nhau từ 4 đến 12 tuần Chống được biến thể Anh (nhà sản xuất sẽ tiếp tục update)

- Đau vùng tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt và ớn lạnh.

- Hiếm gặp hội chứng rò mao mạch gây giảm tiểu cầu, huyết khối

Tủ lạnh 2- 80C
Sputnik-V Đưa lần lượt 2 vector adenovirus khác nhau (rAd26 và rAd5) nhằm kích thích hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể 02 mũi, cách nhau 21 ngày Hiệu quả cao đối với chủng SARS-CoV-2 Đau tại chỗ tiêm (58%), tăng thân nhiệt nhẹ (50%), nhức đầu (42%), suy nhược (28%), và đau cơ và khớp (24%)  <-18oC
Vero-Cell Vaccine bất hoạt sử dụng các phần tử virus bất hoạt nhằm mục đích kích thích hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể 02 mũi Chưa có dữ liệu nhưng vẫn có hiệu quả bảo vệ cao đối với người đã tiêm Đau, mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm; ngoài ra còn mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt, ớn lạnh, buồn nôn Tủ lạnh 2- 80C
Spikevax Tương tự Pfizer 02 mũi, cách nhau 28 ngày Tương tự Pfizer

- Sưng, đỏ, đau nhức vùng cánh tay tiêm; ngoài ra còn mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt, ớn lạnh, buồn nôn

- “Cánh tay covid”: 1 tác dụng phụ vô hại

-250C đến -15oC
Janssen Đưa adenovirus (từ một loại virus khác đã được sửa đổi để chứa gen tạo ra protein của coronavirus, kích hoạt hệ thống miễn dịch 01 mũi Chưa có dữ liệu nhưng vẫn có hiệu quả bảo vệ cao đối với người đã tiêm

- Đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ và buồn nôn >1/10 người.

- Ho, đau khớp, sốt, ớn lạnh, mẩn đỏ và sưng tấy tại chỗ tiêm: <1/10 người

- Quá mẫn (dị ứng) và phát ban ngứa: <1/1000 người

- Huyết khối kèm giảm tiểu cầu: <1/10.000 người

- Hiếm gặp hội chứng rò rỉ mao mạch

Từ 2-80C

 

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ VIỆC DÙNG THUỐC TRƯỚC KHI TIÊM VACCINE 

  • Hầu hết các trường hợp, không khuyến cáo bệnh nhân dừng hoặc trì hoãn các thuốc đang sử dụng quanh thời điểm tiêm vắc-xin COVID-19. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch (cụ thể như Prednisone hay Dexamethasone…) thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
  • Việc bạn đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường hay hen suyễn đều không đáng lo ngại. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên nhóm bệnh nhân này và tin mừng cho bạn là họ đều đáp ứng tốt với vắc-xin.
  • Không khuyến cáo việc sử dụng các thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin, hoặc paracetamol trước khi tiêm vắc-xin để tránh các tác dụng phụ do không ai biết được các thuốc này sẽ có ảnh hưởng thế nào tới hiệu quả của vắc-xin. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên phải sử dụng chúng trước đó vì một lý do khác thì vẫn nên tiếp tục sử dụng.
  • Không khuyến cáo sử dụng thuốc kháng dị ứng (thuốc kháng histamine) trước thời điểm tiêm vắc-xin để tránh các phản ứng dị ứng.

 

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC, TRONG KHI VÀ SAU KHI TIÊM VACCIN COVID-19

Trước khi tiêm:

  • Chủ động tìm hiểu loại vaccin phòng COVID-19 được tiêm, thành phần và số mũi cần tiêm.
  • Chủ động thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân nếu có bất kỳ chống chỉ định nào.
  • Nghỉ ngơi, bổ sung nước và ăn uống đầy đủ trước khi tiêm chủng.

Khi đi tiêm:

  • Đeo khẩu trang thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
  • Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế về các tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm và cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp.
  • Bạn sẽ nhận được một giấy xác nhận cho biết bạn đã tiêm loại vắc xin COVID-19 nào, khi nào và ở đâu. Đảm bảo giữ thẻ này vì bạn sẽ cần nó trong tương lai.

Sau khi tiêm:

  • Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.
  • Bạn có thể sẽ gặp một số dấu hiệu thông thường sau khi tiêm vaccin phòng COVID-19 như sau: đau nhức cánh tay tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ hoặc khớp, ớn lạnh, tiêu chảy… đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccin cho biết cơ thể đang tạo ra miễn dịch phòng COVID-19.
  • Các phản ứng nghiêm trọng là hiếm gặp. Tuy nhiên nếu bất kỳ triệu chứng nào tiếp tục kéo dài hơn một vài ngày hoặc nếu bạn gặp phản ứng nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và xử lý kịp thời
  • Tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn để giữ an toàn cho sức khỏe bản thân và người khác.

 

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA VẮC XIN

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top