✴️ Chủ động đánh giá nguy cơ về an toàn trong bệnh viện

Khi không có một tiêu chuẩn rõ ràng cho việc xác định đâu là một tình huống có nguy cơ tiềm ẩn thì việc đánh giá là một giải pháp an toàn và thích hợp nhất. Lợi ích chính của việc chủ động đánh giá nguy cơ là nó cho phép sự đánh giá được thực hiện nhanh chóng và xuyên suốt, từ đó phương pháp thực hành mới được áp dụng đúng thời điểm

????Bảy bước đánh giá nguy cơ

Có nhiều phương pháp đánh giá nguy cơ. Cho dù bạn chọn phương pháp nào thì điều quan trọng nhất là phải ghi nhận lại quy trình vào hồ sơ và phải có một cơ chế để xác định rằng kết luận của việc đánh giá là một kết luận “thật sự đúng”. Để hỗ trợ các bệnh viện trong quy trình này, Joint Commission đã phát triển một quy trình đánh giá nguy cơ 7 bước.

1. Xác định sự việc

Bước đầu tiên trong việc đánh giá nguy cơ là xác định rõ những việc có thể gây hại cho bệnh nhân, khách thăm viếng và nhân viên. Những việc xác định được coi là tiêu điểm của đánh giá nguy cơ. Tránh kết hợp nhiều sự việc với nhau

 

2. Khuyến khích sự tranh luận về những điểm tích cực của sự việc

Ngay khi sự việc được xác định rõ ràng, hãy khuyến khích tranh luận về những điểm tích cực của sự việc đó. Chúng ta có thể lập một bảng danh sách của câu hỏi và cột trả lời “những điểm tích cực” Những câu hỏi dành cho những điểm tích cực có thể là sự việc có tác dụng như thế nào đối với:

a. Việc chăm sóc bệnh nhân

b. Nhân viên

c. Môi trường làm việc

d. Bất cứ khách hay người tinh nguyện nào

e. An toàn công cộng

f. Tài chính của bệnh viện

g. Cấu trúc xây dựng bao gồm các tòa nhà, các khoa phòng, các đơn vị, hoặc các khu vực khác, cảnh quan môi trường xung quanh (như lối vào, lối ra của các tòa nhà, khu đất)

h. Thiết bị máy móc (bao gồm sự sử dụng, chức năng hoặc khả năng phục vụ)

i. Hệ thống vật chất bên trong tòa nhà

 

3. Khuyến khích sự tranh luận về những điểm tiêu cực của sự việc

Ngay khi sự việc xác định rõ ràng, hãy khuyến khích tranh luận về những điểm tiêu cực của sự việc đó. Có thể là những lo ngại hoặc những tình huống làm cho sự việc trở thành tiêu cực. Chúng ta có thể lập danh sách các câu hỏi tương tự như ở bước 2 với cột trả lời cho các “điểm tiêu cực”. Xem xét việc dùng những câu hỏi giống như ở bước 2.

 

4. Đánh giá cả hai phân tích trái ngược một cách khách quan

Điều đặc biệt quan trọng là việc đánh giá một cách khách quan công bằng các điểm tích cực và tiêu cực liên quan đến sự việc

 

5. Đưa ra kết luận

Dựa trên việc đánh giá khách quan, đưa ra một kết luận. Khi đã có kết luận, nên trình việc đánh giá nguy cơ lên một Hội đồng đa chuyên khoa. Chẳng hạn như Hội đồng an toàn hay hội đồng chăm sóc môi trường để đảm bảo rằng có được sự đồng tâm nhất trí hành động

 

6. Lập hồ sơ việc đánh giá nguy cơ

Hồ sơ để trình lên hội đồng đa chuyên khoa phải bao gồm đầy đủ các tài liệu mô tả quá trình đánh giá nguy cơ. Hồ sơ phải bao gồm các ghi nhận trong quá trình đánh giá, các ý kiến thảo luận của tiểu ban đánh giá nguy cơ Joint Commission Resources đã tạo ra một mẫu “Bảy bước đánh giá nguy cơ” (Xem bên dưới) để giúp các bệnh viện trong việc chuẩn hóa các tài liệu đánh giá nguy cơ.

 

7. Giám sát và đánh giá lại kết luận để chắc chắn rằng đó là quyết định tốt nhất

Kế hoạch giám sát việc đánh giá nguy cơ phải được bao gồm trong bộ hồ sơ đánh giá nguy cơ trình lên Hội đồng đa chuyên khoa. Kế hoạch này phải đưa ra một thời điểm cụ thể để xem xét lại kết luận ban đầu của ban đánh giá nguy cơ. Nếu việc xem xét khẳng định rằng kết luận trước đó của ban đánh giá nguy cơ chưa đúng thì sự việc phải được trình lại lên Hội đồng đa chuyên khoa để đánh giá lại. Tuy nhiên nếu việc xem xét khẳng định rằng kết luận ban đầu là đúng thì khẳng định này phải được ghi vào hồ sơ đồng thời có quyết định nêu rõ việc giám sát tiếp có cần thiết hay không

 

????Đào tạo toàn bộ nhân viên về việc đánh giá nguy cơ

Quản trị và đánh giá nguy cơ một cách hiệu quả trong một bệnh viện đơn giản là một nhiệm vụ quá lớn cho một cá nhân hay một bộ phận. Đảm bảo môi trường an toàn cho bệnh nhân là trách nhiệm của tất cả mọi người. Bạn có thể đưa ra tất cả các nhân viên công cụ để đánh giá nguy cơ bằng cách yêu cầu họ nhớ kỹ các câu hỏi sau trong suốt ngày làm việc

- Điều gì xảy ra hôm nay đã gây ra tổn hại?

- Đã có bất cứ sự việc “suýt xảy ra” nào có thể gây ra tổn hại cho bệnh nhân không?

- Đã có bất cứ sự kiện nào có thể khiến cho một bệnh nhân phải nằm viện lâu hơn không?

- Có yếu tố nào trong môi trường có thể dẫn tới những tổn hại tiếp theo cho bệnh nhân không?

- Mình có thể làm gì để ngăn chặn những sự kiện có hại tiếp theo?

- Tại sao hệ thống hay môi trường này cứ không hoạt động tốt vậy?

- Ban lãnh đạo có thể làm gì để công việc mình làm trở nên an toàn hơn cho bệnh nhân

Hiện nay, việc tổng hợp, thống kê và đánh giá nguy cơ (sự cố rủi ro) được thực hiện trực tiếp trên phần mềm công nghệ thông tin chuyên dụng. Việc sử dụng hệ thống giúp nhà quản lý chất lượng rất nhiều trong việc đánh giá báo cáo định kỳ nhanh chóng và có hệ thống. Bên cạnh đó việc tự giác báo cáo, đánh giá là một hành động góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ cho bệnh nhân ngày một tốt hơn

 

Nguồn: Tham khảo từ SỔ TAY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH của JCI

return to top