✴️ Triệu chứng của thoái hóa điểm vàng

Nội dung

Triệu chứng thầm lặng

Mất thị lực trong các trường hợp sớm của thoái hóa điểm vàng là dần dần đến mức hầu hết mọi người thậm chí không nhận ra nó. Khi bệnh tiến triển, có thể nhận ra mất thị lực hoặc vùng xám của thị lực trung tâm, trong khi tầm nhìn ngoại vi vẫn không đổi. Bác sĩ có thể phát hiện sự hiện diện của thoái hóa điểm vàng trước khi các triệu chứng tiến triển.

Ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể phát hiện ra drusen hoặc chất thải trên bề mặt võng mạc của bạn. Đôi khi có sự thay đổi màu sắc xảy ra trong hoàng điểm.

Triệu chứng sớm

Mất thị lực trong hầu hết các trường hợp thoái hóa điểm vàng thì diễn tiến từ từ. Trên thực tế, hầu hết mọi người không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển rõ rệt.

Lúc đầu, hình ảnh vốn xuất hiện rõ ràng và sắc nét lại bị mờ. Khi bệnh tiến triển, hình ảnh có thể bị biến dạng, bị phóng to, mờ, tối hoặc hình có vài đốm. Bạn có thể thấy bị:

  • Biến dạng thị giác (đường thẳng dường như bị uốn cong).
  • Giảm thị lực trung tâm ở một hoặc cả hai mắt.
  • Cần ánh sáng mạnh hơn khi đọc hoặc làm việc.
  • Khó thích nghi với mức độ ánh sáng yếu, chẳng hạn như khi bước vào một căn phòng thiếu sáng.
  • Độ mờ của chữ in.
  • Giảm cường độ hoặc độ sáng của màu sắc.
  • Khó nhận diện khuôn mặt.

​     triệu chứng của thoái hóa điểm vàng

Triệu chứng tiến triển

Khi các triệu chứng tiến triển, thị lực có thể trở nên kém hơn, gây ảnh hưởng đến khả năng làm những việc như đọc, lái xe và nhận diện khuôn mặt. Các triệu chứng có thể bao gồm một số drusen lớn và đôi khi là một điểm mờ ở trung tâm tầm nhìn của bạn. Điểm mờ có thể tiếp tục lớn hơn và tối hơn. Các công việc chi tiết như đọc và viết sẽ trở nên khó khăn hơn. Trong một số trường hợp thoái hóa điểm vàng tiến triển, thị lực có thể bị mất hoàn toàn theo thời gian và gây mù vĩnh viễn.

Các dạng của thoái hóa điểm vàng theo tuổi (AMD), AMD được chia thành hai loại, "khô" và "ướt", với dạng khô chiếm 90% trường hợp.

  • Dạng khô: Các bộ phận của điểm vàng trở nên mỏng hơn theo tuổi và các khối protein nhỏ làm từ lipid gọi là “drusen” sẽ phát triển. Tầm nhìn trung tâm bị mất từ từ. Thoái hóa điểm vàng khô cũng được gọi là thoái hóa điểm vàng không xuất tiết.
  • Dạng ướt: Các mạch máu mới, bất thường phát triển bên dưới võng mạc. Những mạch máu này có thể rò rỉ máu hoặc chất lỏng khác, gây ra sẹo của hoàng điểm. Mất thị lực nặng hơn nhiều. Thoái hóa điểm vàng ướt được gọi là thoái hóa điểm vàng xuất tiết.

Khi nào cần khám bác sĩ

Nếu tiền sử gia đình có người bị thoái hóa điểm vàng, đặc biệt là mất thị lực đáng kể, rất nên đi kiểm tra mắt hàng năm.

Điều quan trọng cần lưu ý là bạn nên được kiểm tra toàn diện với đồng tử giãn, và không phải chỉ sàng lọc bằng đo thị lực đơn giản thông thường.

Những kiểm tra này có thể được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. Ngoài ra, hút thuốc và mắc bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Nếu bạn có một trong những tình trạng này, nên khi khám mắt chuyên sâu mỗi năm.

Vì thoái hóa điểm vàng có thể tiến triển nhanh chóng trong một số trường hợp, hãy đi khám bác sĩ mắt ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào sau đây:

  • Bạn bị mất thị lực đột ngột, nhanh chóng.
  • Bạn nhận thấy một điểm trống hoặc điểm tối mới ở trung tâm của tầm nhìn của mình.
  • Các đường thẳng xuất hiện lượn sóng hoặc cong, hoặc các vật thể bắt đầu thay đổi kích thước hoặc thay đổi hình dạng hoặc bị biến dạng.
  • Bạn thấy một trong những điều sau đây trên lưới Amsler: các đường thay đổi hoặc xuất hiện lượn sóng và cong, hoặc điểm trống mà bạn không nhận thấy trước đó trong lưới.

Một số dạng thoái hóa điểm vàng có thể tiến triển rất nhanh nhưng đáp ứng với điều trị nếu được xử lý kịp thời. Cần khám bác sĩ nhãn khoa nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều nào sau đây:

  • Thay đổi tầm nhìn trung tâm của bạn
  • Giảm khả năng nhìn màu sắc và phân biệt chi tiết.

Những thay đổi này có thể là dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa điểm vàng, đặc biệt nếu bạn trên 50 tuổi.    

Thoái hóa điểm vàng hầu như luôn ảnh hưởng đến cả hai mắt, nhưng nó có thể nặng hơn nhiều ở một bên mắt.

Điều quan trọng khi kiểm tra tầm nhìn của bạn ở nhà, cần phải kiểm tra từng mắt một cách riêng biệt. Che một mắt và kiểm tra mắt còn lại rồi xen kẽ. Nếu bạn kiểm tra thường xuyên, sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi tinh tế.

 

*Chú thích: 

Drusen: là những chấm nhỏ trên trung tâm võng mạc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top