Viễn thị là tình trạng khiếm khuyết thị lực phổ biến gây khó khăn khi nhìn các vật ở khoảng cách gần. Những người bị viễn thị nặng có thể chỉ nhìn những vật ở xa hoặc họ có thể không nhìn rõ được hoàn toàn. Nguyên nhân viễn thị là do nhãn cầu hoặc thấu kính quá ngắn hoặc giác mạc quá phẳng. Ngoài ra, nó có thể phát triển ở những người trên 40 tuổi còn được gọi là lão thị, hoặc cũng có thể xuất hiện từ khi sinh ra.
1. Dấu hiệu và triệu chứng:
Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của viễn thị:
- Nhìn mờ các vật ở gần;
- Phải nheo mắt hoặc cố gắng để nhìn rõ;
- Đau đầu hoặc khó chịu xuất hiện sau thời gian dài đọc hay viết;
- Mỏi mắt tăng dần, cảm thấy đau nhức mắt hay vùng quanh mắt;
- Không thể tập trung lâu một cách hiệu quả.
Nếu không được điều trị, những vấn đề khác của mắt có thể phát triển như giảm thị lực, nhược thị, lé, lác.
2. Nguyên nhân:
2 cấu trúc của mắt có vai trò trong việc điều chỉnh tầm nhìn:
- Giác mạc: phần trong suốt nằm ở phía trước của mắt giúp nhận và hội tụ ánh sáng vào mắt.
- Thuỷ tinh thể: cấu trúc trong suốt bên trong mắt giúp hội tụ tia sáng lên võng mạc.
Võng mạc là một lớp dây thần kinh ở phía sau của mắt có chức năng cảm nhận ánh sáng và gửi các xung động qua dây thần kinh thị giác đến não.
Dây thần kinh thị giác kết nối mắt với não và mang các tín hiệu ánh sáng tập trung do võng mạc hình thành đến não. Sau đó, não bộ sẽ diễn đạt chúng dưới dạng hình ảnh.
Hình dạng tối ưu cho mắt là giác mạc và thủy tinh thể có độ cong hoàn hảo. Giác mạc và thủy tinh thể khúc xạ hoặc bẻ cong các tia sáng tới. Khi điều này xảy ra, một hình ảnh được tập trung sắc nét trên võng mạc. Đường cong càng mượt mà thì hình ảnh đến càng rõ ràng.
Đôi mắt có cấu trúc hình dáng tối ưu khi chúng có một độ cong hoàn hảo ở cả giác mạc và thuỷ tinh thể. Giác mạc và thuỷ tinh thể khúc xạ hoặc bẻ cong những tia sáng đi vào mắt, điều này giúp thu được hình ảnh sắc nét trên võng mạc. Độ cong càng hoàn hảo thì hình ảnh càng rõ ràng hơn.
Viễn thị xảy ra khi ánh sáng không được khúc xạ đúng cách qua giác mạc hay thuỷ tinh thể không đồng đều, kém nhẵn mượt (Đây là một loại tật khúc xạ. Tật khúc xạ có thể gây ra cận thị và loạn thị). Lúc này, tia sáng hội tụ tại một điểm phía sau thay vì ở trên võng mạc. Những tia sáng này không được bẻ cong đúng cách bởi thuỷ tinh thể và giác mạc, kết quả là nhìn mờ các vật ở gần.
Những người bị viễn thị bẩm sinh có thể nhìn rõ các vật thể ở xa khi còn nhỏ, tuy nhiên, cuối cùng diễn tiến có thể khiến họ cảm thấy khó nhìn rõ, thậm chí có thể không nhìn rõ được các vật ở xa.
Trong những trường hợp hiếm, viễn thị có thể là hậu quả của:
- Tiểu đường;
- Khối u;
- Thoái hoá điểm vàng: một bệnh lý hiếm gặp, liên quan đến sự kém phát triển của điểm vàng – một khu vực nhỏ trên võng mạc. Thường liên quan đến bệnh bạch tạng.
Các chuyên gia cho rằng, viễn thị có thể là do di truyền, vì vậy có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái.
3. Chẩn đoán
Kĩ thuật viên đo thị lực có thể tiến hành đo thị lực để chẩn đoán viễn thị, họ có thể đánh giá tầm nhìn, đưa y lệnh đơn kính phù hợp và chẩn đoán tình trạng mắt. Ngoài ra, bác sĩ nhãn khoa, chuyên khoa mắt có thể tiến hành kiểm tra nếu nghi ngờ có vấn đề phức tạp hơn.
Một người nên đi kiểm tra mắt nếu họ có bất kì dấu hiệu nào được đề cập phía trên, hay người ở độ tuổi từ 40 trở lên dù không có dấu hiệu của viễn thị. Trẻ em nên được kiểm tra thị lực khi ở những giai đoạn: mới sinh, trong năm đầu đời, khoảng 3 tuổi rưỡi và khoảng 5 tuổi.
Đối với những người đã đeo kính điều chỉnh thì cần kiểm tra thị lực thường xuyên để đảm bảo kính họ đang đeo vẫn còn phù hợp.
Hầu hết các tình trạng bệnh lý mắt có thể được điều chỉnh thành công, tuy nhiên vẫn có nguy cơ hay biến chứng nếu không được điều trị.
Kiểm tra mắt toàn diện bao gồm:
- Khả năng tập trung của mắt vào những vật ở gần;
- Tổng trạng chung của mắt để đảm bảo không có bất kì bệnh lý hay bất thường thực thể nào;
- Kiểm tra thị lực bằng cách dùng biểu đồ Snellen gồm các chữ cái giúp đánh giá sự giãn nở hay mở rộng của đồng tử;
- Tầm nhìn bên;
- Chuyển động của mắt;
- Võng mạc và thần kinh thị giác.
Nếu bệnh nhân đã đeo kính kê toa hay kính áp tròng thì họ nên đeo kính trong quá trình kiểm tra.
Bác sĩ chuyên khoa mắt cũng có thể tìm những dấu hiệu của bệnh lý bằng cách chiếu đèn vào mắt và quan sát phản ứng của mắt nhằm tìm trong rối loạn như tăng nhãn áp hay bệnh võng mạc đái tháo đường.
4. Điều trị
Điều trị viễn thị bằng cách khiến cho các tia sáng hội tụ đúng vị trí trên võng mạc. Đeo kính điều chỉnh hay phẫu thuật có thể giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.
Đeo kính điều chỉnh
Hầu hết người trẻ bị viễn thị thì không cần đeo kính điều chỉnh vì họ vẫn có thể nhìn được những vật ở gần. Tuy nhiên từ độ tuổi 40 trở đi, khi thuỷ tinh thể đã kém linh hoạt thì hầu hết những người bị viễn thị cần đeo kính điều chỉnh.
Có 2 loại thấu kính điều chỉnh chính:
- Kính gọng: có thể là kính 2 tròng, 3 tròng và kính đọc sách.
- Kính áp tròng: có rất nhiều loại kính áp tròng hiện nay với độ mềm và thời gian sử dụng khác nhau.
Phẫu thuật khúc xạ
Phẫu thuật khúc xạ thường được sử dụng trong điều trị cận thị, tuy nhiên nó cũng có thể điều trị viễn thị. Ví dụ:
- LASIK: phương pháp sử dụng tia laser để điều chỉnh lại bề mặt cong trung tâm của giác mạc.
- LASEK: phương pháp sử dụng tia laser để định hình phần viền ngoài của giác mạc tạo độ cong dốc hơn.
- PRK: phương pháp phẫu thuật loại bỏ lớp ngoài của giác mạc và thực hiện quy trình tương tự như LASEK. Lớp ngoài này sẽ tái tạo lại sau 10 ngày.
- Tạo hình giác mạc với sóng vô tuyến - CK: giác mạc được định hình lại bằng cách sử dụng một đầu dò tạo tần sóng vô tuyến đặt ở rìa giác mạc, điều này sẽ khiến ảnh ngoại vi bị co lại nhẹ.
Phẫu thuật laser có thể không phù hợp đối với những đối tượng:
- Đái tháo đường;
- Đang mang thai hay cho con bú;
- Suy giảm hệ miễn dịch;
- Có vấn đề về mắt như tăng nhãn áp hay đục thuỷ tinh thể.
Rủi ro của phẫu thuật laser
Tất cả những phương pháp phẫu thuật đều có rủi ro. Trong những trường hợp hiếm, phẫu thuật laser có thể gây biến chứng:
- Thị lực sau phẫu thuật kém hơn: trong những trường hợp bác sĩ phẫu thuật không đánh giá đúng lượng mô giác mạc cần loại bỏ.
- Xâm lấn biểu mô dưới vạt: bề mặt giác mạc bắt đầu phát triển vào bên trong nó dẫn đến các vấn đề thị lực, lúc này cần được phẫu thuật.
- Giãn phình giác mạc: tình trạng giác mạc trở nên quả mỏng, thị lực kém đi và có có nguy cơ mất thị lực toàn bộ.
- Viêm giác mạc do vi trùng: đây là tình trạng xảy ra do nhiễm trùng.
Một nghiên cứu năm 2005 cho thấy nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật LASIK như sau:
- 0,6% khả năng điều chỉnh sai
- 1,3% cơ hội xâm lấn biểu mô dưới vạt
- 0,2% khả năng bị giãn phình giác mạc
- 0,16% khả năng bị viêm giác mạc do vi trùng
Các yếu tố nguy cơ được cho là tương tự trong phẫu thuật LASEK và PRK.
Các biến chứng có thể xảy ra của viễn thị
Biến chứng xảy ra ở người lớn rất hiếm. Tình trạng càng tệ đi theo độ tuổi tăng dần, nhưng sử dụng những tròng kính phù hợp thường giúp họ có thể nhìn bình thường.
Biến chứng có xu hướng chỉ xảy ra đối với trẻ em bị viễn thị không được điều trị:
- Lé, lác: mắt không căn chỉnh đúng cách, 2 mắt tập trung vào những thứ khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng lên cảm nhận về chiều sâu và rất khó để xác định vật thể cách bao xa. Mắt còn lại có thể yếu dần và dẫn đến giảm thị lực.
- Nhược thị: một mắt trở nên trội hơn, thường dẫn đến lé. Nếu một đứa trẻ chủ yếu dùng một mắt để nhìn thì mắt còn lại dần dần sẽ yếu đi. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể mất thị lực ở mắt đó
Cả 2 biến chứng trên đều có thể điều trị được.
Sử dụng miếng che bên mắt khoẻ hơn để kích thích não bộ tập trung vào bên mắt yếu hơn, điều này giúp củng cố cơ mắt.
Kính mắt theo toa có thể giúp căn chỉnh lại mắt.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể cần thiết để điều chỉnh lại mắt và củng cố cơ mắt.
Người lớn bị viễn thị và không được đeo kính điều chỉnh có thể nhận thấy rằng chất lượng cuộc sống của họ bị suy giảm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh