✴️ 30% trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa

Nội dung

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 30% số trẻ bị suy dinh dưỡng có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp là do rối loạn tiêu hóa.

 

1. Trẻ dễ suy nhược, ốm yếu vì rối loạn tiêu hóa

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thông thường, tỷ lệ cân bằng của các vi sinh vật trong đường ruột được duy trì ở mức 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Tuy nhiên, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thức ăn đưa vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn và gây ra hiện tượng phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng.

30% trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa

Có khoảng 30% trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa

 

Hậu quả dễ thấy nhất của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là tình trạng giảm hấp thu dưỡng chất và bài tiết, dẫn tới việc cơ thể trẻ không có đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện các chức năng của cơ thể cũng như để duy trì một sức khỏe ổn định.

Điều này làm cho trẻ chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.

Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn tiêu hóa còn làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong đường ruột, giảm sức đề kháng khiến trẻ dễ bị các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ… Nguy hiểm hơn, trong các trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài do rối loạn tiêu hóa sẽ gây mất nước, mất chất điện giải khiến cơ thể bị suy nhược, trẻ trở nên ốm yếu và còi cọc là điều tất yếu.

 

2. Ổn định tiêu hóa trẻ sẽ lớn, khỏe

30% trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa

Để trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ, cha mẹ nên ổn định hệ tiêu hóa cho bé

 

Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy kéo dài gây mất nước, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để trẻ nhanh phục hồi.

Bên cạnh đó, để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất Vitamin A, Vitamin C và Canxi như trứng, rau xanh đậm, sữa, các chế phẩm từ sữa….. nhằm giúp tăng khả năng miễn dịch và hoàn thiện chức năng của toàn bộ đường tiêu hóa. Cha mẹ cũng cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, duy trì tẩy giun theo định kỳ cho trẻ (6 tháng 1 lần) và tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn không hợp vệ sinh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top