Bệnh zona ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữa có thai?

Nội dung

Zona là một loại nhiễm virus gây mụn nước ngứa và đau. Virus này cũng chính là nguyên nhân gây ra thủy đậu và có tên là varicella-zoster.

Nếu bạn từng bị thủy đậu khi còn trẻ, virus vẫn sẽ tồn tại ở dạng không hoạt động trong cơ thể. Virus có thể tái hoạt động trở lại và gây ra zona. Cơ chế đầy đủ của vấn đề này vẫn chưa được hiểu rõ.

Yếu tố nguy cơ

Bạn có thể không bị lây zona từ người khác. Tuy nhiên bạn có thể bị thủy đậu ở bất kì độ tuổi nào nếu bạn chưa từng bị trước đó. Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp, thậm chí nó có thể lan truyền khi những người  mắc thủy đậu bị ho.

Một người bị zona có thể lây truyền virus sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với những mụn nước chưa lành. Nếu bạn không bị zona khi tiếp xúc với những cá nhân này, bạn có thể bị nhiễm virus và phát triển bệnh thủy đậu. Sau khi thủy đậu đã khỏi thì bạn sẽ có khả năng bị zona sau này.

Một khi đã bị thủy đậu, bạn sẽ có miễn dịch suốt đời. Khi bạn mang thai mà chưa từng bị thủy đậu trước đó hoặc chưa từng tiêm phòng thủy đậu, bạn nên tránh tiếp xúc với những người bị thủy đậu hoặc zona.

 

Zona và phụ nữ có thai

Nếu bạn mang thai và đã từng bị thủy đậu hoặc tiêm vắc xin phòng thủy đậu trước đó, bạn sẽ không bị thủy đậu khi mang thai, do vậy cả mẹ bầu và thai nhi sẽ an toàn khi tiếp xúc với bất kì người nào bị thủy đậu hoặc zona. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể bị zona khi mang thai nếu đã từng bị thủy đậu khi còn trẻ, nhưng may mắn thay, thai nhi sẽ an toàn nếu bà mẹ chỉ bị zona. 

Nếu mẹ bầu thấy bất kì loại phát ban nào khi mang thai, hãy đến gặp bác sĩ. Phát ban có thể không phải là thủy đậu hoặc zona nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của một bệnh lí nghiêm trọng nào khác cần được chẩn đoán và điều trị ngay.

Nếu bạn mang thai và chưa bao giờ bị thủy đậu, cũng chưa tiêm vắc xin phòng thủy đậu và đã tiếp xúc với một người nào đó bị thủy đậu hoặc zona, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Bác sỹ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu để xác định kháng thể chống virus thủy đậu. Nếu kháng thể xuất hiện có nghĩa là bạn đã bị thủy đậu nhưng không nhớ hoặc bạn đã có miễn dịch chống lại nó. Trong trường hợp này, bạn và thai nhi không có nguy cơ bị bệnh.

Nếu không tìm thấy kháng thể chống lại virus thủy đậu, bạn có thể cần được tiêm globulin miễn dịch. Trong đó có chứa kháng thể chống thủy đậu. Khi được tiêm thì bạn sẽ tránh được thủy đậu và zona hoặc bạn sẽ hạn chế được mức độ nghiêm trọng của thủy đậu cho thai nhi. Bạn nên tiêm trong vòng 96 giờ sau khi tiếp xúc để đạt được hiệu quả phòng bệnh.

Lưu ý: bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định tiêm globulin miễn dịch hoặc bất kì thuốc nào khác khi mang thai. Nếu đó là giai đoạn đầu của thai kì hoặc gần sát ngày sinh, bạn cần thận trọng với tất cả các loại thuốc, sản phẩm bổ sung và thức ăn nạp vào cơ thể.

 

Triệu chứng

Thủy đậu có thể gây nên mụn nước ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, thường bắt đầu xuất hiện ở mặt và thân mình, sau đó lan ra cánh tay và cẳng chân.

Mụn nước lớn hơn thường xuất hiện khi bị zona, thường chỉ mọc thành chùm ở một bên cơ thể nhưng cũng có thể có một vài vị trí bị ảnh hưởng.

Bạn có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở khu vực có mụn nước. Đau hoặc kích thích xuất hiện một vài ngày trước khi mụn nước xuất hiện. Mụn nước gây ngứa và khó chịu. Một số người nói rằng họ bị đau nhiều ở mụn nước. Zona cũng có thể gây sốt và đau đầu.

Mụn nước sẽ đóng vảy và biến mất. Zona vẫn có thể lây nhiễm khi các mụn nước chưa đóng vảy. Bệnh thường khỏi sau 1-2 tuần.

 

Chẩn đoán

Chẩn đoán zona tương đối dễ dàng. Bác sĩ có thể xác định dựa trên các triệu chứng của bạn. Mụn nước chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể kèm theo đau ở khu vực này thường gợi ý đến bệnh zona.

Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định thông qua nuôi cấy mảnh da ở vị trí mụn nước.

 

Điều trị

Nếu bạn bị thủy đậu khi mang thai, bạn có thể được kê thuốc kháng virus nếu bị zona, ví dụ như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir).

Tất cả các thuốc bạn sử dụng trong quá trình mang thai cần được bác sĩ kê đơn, để đảm bảo những thuốc kháng virus này an toàn cho thai nhi.

Điều quan trọng cần lưu ý là điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi được tiến hành ngay từ lúc mụn nước bắt đầu xuất hiện. Bạn nên đến gặp bác sĩ trong vòng 24 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên.

 

Tiên lượng

Tỉ lệ bị mắc zona khi mang thai là rất thấp. Thậm chí ngay cả khi bạn bị nhiễm zona thì cũng không có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng có thể thai kì của bạn khó khăn hơn vì sự khó chịu và đau do những mụn nước gây nên.

Nếu bạn có ý định mang thai và chưa từng bị thủy đậu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm phòng vắc xin thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Nếu bạn lo lắng bị zona vì đã từng bị thủy đậu khi còn nhỏ, hãy thảo luận với bác sĩ để được tiêm phòng zona.

 

Phòng bệnh

Những thành tựu trong y học đã làm giảm số lượng người bị mắc thủy đậu và zona trên thế giới. Đó chủ yếu là nhờ vắc xin.

Vắc xin thủy đậu

Vắc xin thủy đậu được lưu hành rộng rãi từ năm 1995. Kể từ đó, số trường hợp nhiễm thủy đậu đã giảm đáng kể.

Vắc xin thủy đậu thường tiêm cho trẻ từ 1-2 tuổi và nhắc lại khi 4-6 tuổi. Vắc xin có hiệu quả phòng bệnh gần như 100% nếu tiêm đủ 2 mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn có một nguy cơ nhỏ bị mắc bệnh cho dù đã tiêm phòng.

Vắc xin zona

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ - FDA đã chấp nhận vắc xin zona từ năm 2006. Về cơ bản đó là tiêm nhắc lại vắc xin phòng virus thủy đậu ở người lớn. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm vắc xin này cho những người trên 60 tuổi.

Vắc xin và phụ nữ có thai

Bạn nên tiêm vắc xin thủy đậu trước khi có ý định mang thai ít nhất là 3 tháng nếu bạn chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu.

Khi mang thai, cách tốt nhất để phòng bệnh là cách ly, không tiếp xúc những người bị thủy đậu và zona.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top