– Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở bé đến từ virus, vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng. Nhưng chủ yếu là do vi khuẩn có sẵn trong mũi và họng của bé khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.
– Đồng thời vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường máu và cộng hưởng với các yếu tố bất lợi của môi trường như thời tiết chuyển mùa lạnh, khói bụi, ô nhiễm… làm cho bệnh phát triển nhanh hơn.
– Tùy theo thể trạng của bé mà mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu sức đề kháng của trẻ tốt chỉ bị tổn thương một phần thùy hoặc thùy phổi. Đối với các trẻ nhỏ, sinh non, suy dinh dưỡng hoặc đang bệnh nhiễm trùng khác sẽ làm tổn thương lan tỏa do sức đề kháng non nớt.
Bố mẹ nên đưa bé đi kiểm tra nếu thấy con mình xuất hiện những triệu chứng sau:
Để đề phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em cha mẹ cần tránh hút thuốc trong khi mang thai, nên cho con bú mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Đặc biệt cha mẹ cần xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh hen phế quản và loại bỏ các dị nguyên gây kích ứng cơn hen ở trẻ.
Thuốc điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em
Hiện nay có 2 loại thuốc chính trong điều trị hen phế quản ở trẻ em có tác dụng khác nhau là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Các dạng thuốc nên sử dụng ở dạng xịt khí dung, sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các dạng thuốc tiêm hay uống.
Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh dạng xịt khí dung
Đây là loại thuốc trẻ có thể sử dụng ngay khi bắt đầu có triệu chứng hen. Thuốc sẽ nhanh chóng làm giãn phế quản, giúp trẻ dễ thở hơn. Đây là loại thuốc trẻ cần mang theo mọi lúc mọi nơi.
Thuốc dự phòng
Thuốc dự phòng có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường thở, giảm sưng và ngăn những kích ứng với tác nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ em. Bác sỹ sẽ có những chỉ định trẻ có cần dùng thuốc dự phòng hay không và nên dùng loại nào tùy thuộc vào triệu chứng hen và lứa tuổi của trẻ.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc tham khảo, để được tư vấn cụ thể hơn bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh