Táo bón là hiện tượng thường thấy ở trẻ em, thường gặp ở 35% trẻ đến khám tại nhi khoa tiêu hóa. Dưới đây là một số thông tin về các nguyên nhân và cách chữa bệnh táo bón ở trẻ em mà các phụ huynh có thể tham khảo.
Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng táo bón có thể có nguyên nhân bẩm sinh và thực thể như teo trực tràng hay ruột, thoát vị não màng não, không có cơ ở thành bụng, xơ nang tuy, phình đại tràng bẩm sinh.
Ở trẻ ngoài diện sơ sinh, hiện tượng táo bón thường gặp nhiều hơn và thường là do các nguyên nhân:
Chế độ ăn thếu chất xơ hoặc ăn quá nhiều chất cứng, uống nhiều sữa bò, hay ăn sữa bò sớm hay ăn quá nhiều.
Nứt hậu môn, áp xe trực tràng, trẻ không muốn đi đại tiện làm mất cảm giác muốn đại tiện.
Dùng một số loại thuốc như thuốc chống co thắt hay giảm nhu động ruột, thuốc nhuận tràng…
Thông thường, khi trẻ bị táo bón mà chưa quá nghiêm trọng, chỉ cần thay đổi chế độ ăn như tăng cường nước và carbohydrate, thức ăn có nhiều chất xơ, ngừng uống sữa bò… là có thể cải thiện tình trạng táo bón.
Trong trường hợp trẻ bị táo bón nặng, gây đau, chảy máu thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị chuyên nghiệp:
Làm sạch đại tràng: thụt tháo hay uống thuốc xổ nhẹ để làm sạch phân tích tụ tại đại tràng.
Dùng thuốc nhuận tràng: sử dụng thuốc nhuận tràng trong nhiều ngày để làm mềm phân, cải thiện tình trạng đau khi đi đại tiện. Các loại thuốc cần uống theo sự chỉ định của bác sĩ.
Tập thói quen đi đại tiện cho trẻ: Tập cho trẻ đi đại tiện 1-2 lần /ngày trong 5-10 phút sau khi ăn buổi sáng.
Có thể ngưng điều trị khi trẻ đi đại tiện bình thường trong vài tuần hay 1 tháng. Bên cạnh đó, cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ để tránh bệnh tái phát.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh