Là kỹ thuật đưa ống thông qua thành bụng vào khoang ổ bụng và lưu lại để hút và dẫn lưu ổ dịch/ áp xe ổ bụng sau mổ làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị.
Tồn tại ổ dịch/ áp xe ổ bụng sau mổ gây ảnh hưởng đến toàn trạng người bệnh sau mổ đặc biệt là nhiễm trùng thường phải điều trị kết hợp kháng sinh toàn thân và dẫn lưu ổ dịch/ áp xe giúp hạn chế khả năng phải phẫu thuật lại cho người bệnh .
Lấy dịch làm xét nghiệm sinh hóa, tế bào, nuôi cấy vi khuẩn phục vụ điều trị.
Các trường hợp có rối loạn đông máu nặng: tỷ lệ prothrombin <50%, tiểu cầu <50 G/l.
Tình trạng huyết động không ổn định.
Các ổ dịch/ áp xe nằm sâu trong ổ bụng có ống tiêu hóa và các tạng khác bao quanh, trên siêu âm không tìm được đường chọc kim.
2 bác sỹ: 1 tiến hành thủ thuật, 1 điều khiển máy siêu âm
1 điều dưỡng
Máy siêu âm với đầu dò convex và đầu dò liner.
Sonde dẫn lưu: có thể dùng 1 catheter tĩnh mạch trung tâm một nòng cỡ 12 F dài 30 cm, Catheter Pigtail một nòng hoặc Angio cath 16G.
Bộ dây dẫn lưu: dây truyền vô khuẩn một bộ.
Các loại sonde dẫn lưu để lựa chọn 10G, 12G, 14G.
Máy hút hoặc chai áp lực âm.
Bơm tiêm 10ml.
Dụng cụ vô trùng khác: áo phẫu thuật được hấp sấy tiệt khuẩn, găng vô trùng, cồn iod, bông băng, gạc, khăn có lỗ, khay quả đậu.
Ống nghiệm đựng bệnh phẩm xét nghiệm làm xét nghiệm sinh hóa, tế bào, chai cấy định danh vi khuẩn… Thuốc gây tê xylocain.
Dụng cụ và thuốc chống choáng, chống sốc phản vệ.
Được giải thích về mục đích của thủ thuật, những tai biến có thể xảy ra, động viên người bệnh, gia đình an tâm hợp tác với thầy thuốc. Người nhà người bệnh được viết cam đoan theo mẫu.
Có đủ các xét nghiệm cần thiết: công thức máu, đông máu cơ bản, HIV. Kết quả xét nghiệm nằm trong giới hạn cho phép.
Chuẩn bị người bệnh: tư thế nằm ngửa đưa hai tay lên đầu, bộc lộ vùng bụng và ngực.
Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò.
Đánh giả ổ dịch/ áp xe dưới siêu âm: xác định vị trí, kích thước, giới hạn và tính chất của ổ dịch.
Đánh dấu vị trí dự kiến tiếp cận ổ dịch/ áp xe. Đặt đầu dò siêu âm tìm vị tí thuận lợi nhất: khối dịch nằm giữa đường dẫn, đường đi của kim không đi qua mạch máu, các tạng trong ổ bụng.
Sát khuẩn rộng xung quanh vị trí chọc kim.
Gây tê tại chỗ chọc kim: da, cơ, màng bụng.
Rạch vết nhỏ ở da bằng lưỡi dao phẫu thuật
Chọc kim qua da theo đường dẫn của siêu âm tới ổ dịch, rút nòng kim, lắp bơm 10ml vào kim hút dịch, lấy bệnh phẩm xét nghiệm. Rút nòng kim loại sau khi đã luồn ống thông bằng chất dẻo vào ổ dịch/ áp xe. Cố định ống vào thành bụng. Theo dõi trên siêu âm khi hút dịch. Lắp dây truyền vào đốc kim để dẫn dịch chảy vào chai nhựa có áp lực âm.
Ghi hồ sơ bệnh án: ngày, giờ làm thủ thuật. Bác sĩ làm thủ thuật. Màu sắc, tính chất, tốc độ dịch chảy.
Theo dõi mạch, HA, tình trạng bụng của người bệnh trong 36 giờ sau làm thủ thuật.
Theo dõi dịch dẫn lưu: tốc độ dịch chảy, số lượng, màu sắc.
Phát hiện và xử trí các biến chứng (chảy máu, thủng tạng, nhiễm trùng,…), ghi hồ sơ bệnh án.
Quai ruột bịt kín đầu ống dẫn lưu: lúc đầu dịch chảy nhanh sau yếu dần, nên nhẹ nhàng xoay ống thông hoặc rút ra vài cm, thay đổi tư thế người bệnh.
Chọc vào màng bụng: ít gặp, phải rút kim ngay.
Chọc vào ruột: thấy hơi và nước bẩn. Xử trí: phải rút kim ra ngay. Theo dõi tình trạng nhiễm trùng, đau, nhiệt độ và phản ứng thành bụng. Nếu chụp X- quang bụng có liềm hơi dưới hoành cần hội chẩn chuyên khoa ngoại.
Chảy máu trong ổ bụng: tiêm tĩnh mạch transamin, bù dịch và máu nếu cần, theo dõi chặt chẽ và can thiệp ngoại khoa nếu tình trạng chảy máu trong ổ bụng không kiểm soát được.
Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật bệnh viện.
Đào Văn Long (2015), Quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tiêu hóa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh