ĐIỀU TRỊ ĐAU Ở TRẺ EM
Sự cần thiết của điều trị đau ở trẻ em:
Điều trị đau và làm giảm cơn đau là một trong những quyền cơ bản của con người.
Đánh giá đau và điều trị đau ở trẻ em chưa được thực hành đúng trong lâm sàng.
Đau có nhiều tác hại trên cả sinh lý và tâm lý.
Sử dụng phương pháp đa mô thức trong điều trị đau.
Công cụ đánh giá đau:
Tự mô tả cảm giác đau bằng lời nói và hình ảnh khuôn mặt (OUCHER pain scale): ứng dụng cho trẻ lớn hơn 3 tuổi.
Ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, đánh giá đau bằng cách đo lường các đáp ứng sinh lý, như: nhịp tim, huyết áp, hormon phản ứng viêm...
Gây tê trục thần kinh trung ương:
Tất cả các hình thức gây tê đều thực hiện được ở trẻ em.
Tuy nhiên, tùy loại phẫu và mức độ nguy để chọn lựa phương pháp hiệu quả.
Gây tê tủy sống:
Ít thực hiện ở trẻ em.
Gây tê ở mức L4 – L5 để tránh tổn thương tủy.
Thuốc sử dụng: các thuốc gây tê tủy sống như: Ropivacine, Levobupivacaine, Bupivaciane.
Liều dùng 1 mg/kg.
Có thể kết hợp với các thuốc khác như Morphine, Fentanyl, Clonidin...
Gây tê ngoài màng cứng:
Khó thực hiện, đặc biệt đoạn ngực, bác sỹ thực hiện phải có kinh nghiệm.
Có tác dụng giảm đau tốt trong mổ và sau mổ.
Truyền liên tục.
Vận tốc truyền 0.2 -0.3 ml/ kg/ giờ.
Thuốc sử dụng: Ropivaiciane, Levobupivaine, Bupivacaine.
Nồng độ tùy vào loại thuốc sử dụng, từ 0.25 – 0.125 %.
Gây tê xương cùng:
Thực hiện đơn giản và đặc biệt thích hợp với trẻ em.
Rất tốt cho các phẫu thuật vùng dưới rốn.
Thể tích thuốc tối đa không vượt quá 20 ml.
Bản chất là gây tê ngoài màng cứng.
Gây tê vùng ngoại biên, gây tê tại chỗ:
Có thể thực hiện tất cả gây tê vùng trên trẻ em, đặc biệt với sự hổ trợ của máy siêu âm.
Tê đám rối thần kinh cánh tay, đám rối thần kinh thắt lưng, thần đùi, thần kinh ngồi, thần kinh gốc dương vật, gây tê riêng lẻ các dây thần kinh ngoại biên,...
Các dây thần kinh có những mạch máu tận cùng như ngón tay, gốc dương vật... thì không dùng thuốc tê kèm Adrenalin.
Nồng độ thuốc từ 0.5% đến 0.25 %.
Thể tích thuốc tùy vào đám rối hoặc dây thần kinh được gây tê, từ 0.5 đến 1 ml/kg.
Thuốc giảm đau nhóm Opioid:
Là thuốc giảm đau trung ương, gắn vào sừng sau tủy sống và đồi thị.
Ngoài tác dụng giảm đau, còn gây nghiện và những tác dụng dược lý khác tủy vào thụ thể gắn vào.
Một số thuốc thường dùng.
Morphine: là thuốc đầu tay, giá rẻ, có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh, phóng thích Histamine nên tránh sử dụng ở bệnh nhân hen phế quản, liều bolus 0.1 mg/kg, lặp lại 4 – 6 giở, truyền liên tục 0.02 – 0.04 mg/ kg/giờ.
Fentanyl: mạnh gấp 10 lần Morphine, tác dụng ngắn, có thể gây nhịp tim chậm và cứng cơ, liều bolus 1 – 2 ug/kg, lặp lại sau 30 – 60 phút, truyền liên tục 0.5 ug/kg/giờ.
Meperidine: sản phẩm chuyển hóa là Normeperidine có thời gian chuyển hóa dài, có tác dụng giảm đau, tích tụ gây kích thích, co giật, có thể gây thảm họa khi dùng chung với IMAO, liều bolus 0.2 – 1 mg/kg, lặp lại 2- 4 giờ.
Tramadol: là thuốc phiện tổng hợp mới nhất, tác dụng bằng 1/10 Morphine, ít ức chế hô hấp, liều 1 – 2 mg/ kg, lặp lại sau 6 - 8 giờ.
Thuốc giảm đau non – steroid:
Một số đặc điểm của nhóm NSAID:
Đây là nhóm thuốc giảm đau ngoại biên, tác dụng yếu, tác động trên cơ chế COX1 và COX2, không có tác dụng giảm đau tạng.
Tác dụng tốt với đau do viêm, đau mức độ vừa Không gây ngủ, không gây nghiện.
Một số thuốc thường dùng:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh