✴️ Một vài cập nhật về tình hình 2019 - nCoV

Nội dung

Tính đến chiều 03 tháng 02, có tổng cộng 19,856 ca xác định nhiễm [99% (19,668/19,856) tại Trung Quốc], tỷ lệ tử vong là 2% (426/19856), trong đó hầu hết các trường hợp tử vong là tại Vũ Hán [97% (414/426)] và đến nay đã có 622 (3%) bệnh nhân đã được điều trị khỏi. Tại Việt Nam có tổng cộng 8 ca nhiễm, 1 ca đã điều trị khỏi, chưa có ca nào tử vong.

Nguồn lây vẫn chưa được xác định chính xác, nhiều khả năng từ động vật. Bệnh có thể lây nhiễm từ người qua người khi có tiếp xúc gần với người bị nhiễm (trong nhà hoặc trong cơ sở y tế). Khả năng lây nhiễm được đánh giá là vừa phải; trung bình cứ 1 bệnh nhân mới mắc, trong điều kiện lây nhiễm tối ưu [không sử dụng các biện pháp phòng ngừa, ví dụ như rửa tay], có thể lây cho 2 đến 3 người. Khả năng lây nhiễm này tương tự như cúm mùa hay cảm cúm, và thấp hơn nhiều so với sởi (trung bình lây cho 15 người) hay đậu mùa (trung bình lây cho 5 người).

Thời gian ủ bệnh (mắc bệnh nhưng chưa có triệu chứng) trung bình từ 5-6 ngày. Chưa có bằng chứng xác nhận khả năng lây nhiễm của những trường hợp mắc bệnh nhưng chưa có triệu chứng. Khi toàn phát, các triệu chứng nổi bật là sốt, ho và khó thở. Người lớn tuổi (>60) có thể có biểu hiện nặng hơn.

Vaccine và thuốc điều trị vẫn đang được nghiên cứu, với khoảng thời gian chờ đợi ít nhất là 1 năm.

Cách phòng ngừa tốt nhất hiện tại là rửa tay thường xuyên (bằng nước, xá bông hoặc dịch có cồn), giữ khoảng cách ít nhất 1 mét khi tiếp xúc với người khác (đặc biệt là người đang sốt, ho hay sổ mũi), tránh dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng [vì tay có thể nhiễm virus trên các bề mặt mà bạn chạm vào, rồi đưa virus vào cơ thể khi chạm vào mắt/mũi/miệng], và liên hệ với nhân viên y tế khi có biểu hiện sốt, ho và khó thở.

Sử dụng khẩu trang đơn thuần không hiệu quả để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt là trong điều kiện lây nhiễm thấp (ngoài cộng đồng). Khẩu trang nên dành cho người phải tiếp xúc thường xuyên với người nghi nhiễm bệnh (người chăm sóc, nhân viên y tế) hoặc khi bạn bị ho/hắt hơi/sổ mũi để tránh lây nhiễm cho người khác. Khi sử dụng cần sử dụng đúng cách (rửa tay trước khi dùng, loại bỏ đúng cách ...). Việc sử dụng khẩu trang trong hoạt động thường ngày là không cần thiết và có thể gây ra tình trạng khan hiếm cho người thực sự cần (nhân viên y tế).

# Các nguồn thông tin chính thống

Để tránh gây hoang mang cho cộng đồng và vô tình tiếp tay cho những người lợi dụng dịch bệnh, hãy chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm [dành một ít phút đối chiếu thông tin với các nguồn thông tin chính thống trước khi chia sẻ]. Khác với các đại dịch trước đây, các tổ chức quốc tế, các chính phủ và cộng đồng khoa học đã rất nỗ lực để chia sẻ các dữ liệu khoa học và cập nhật thông tin rất nhanh và kịp thời.

Dưới đây là link đến các nguồn thông tin chính thống:

## Cập nhật diễn biến dịch

### Cổng thông tin về dịch của Tổ chức Y tế Thế giới

### Dashboard của Tổ chức Y tế Thế giới

Cập nhật số ca nhiễm tổng cộng và cho từng quốc gia

http://who.maps.arcgis.com/apps/opsdashboard/index.html…

### Dashboard của Johns Hopkins Center for Systems Science and Engineering

Cập nhật số ca nhiễm tổng cộng và cho từng quốc gia, số ca tử vong tổng cộng và cho từng quốc gia, số ca khỏi bệnh tổng cộng và cho từng quốc gia

https://gisanddata.maps.arcgis.com/…/opsdashboa…/index.html…

#### Dashboard của Kompa

Cập nhật số ca nhiễm tổng cộng và cho Việt Nam, số ca tử vong tổng cộng và Việt Nam, số ca khỏi bệnh tổng cộng và cho Việt Nam

https://corona.kompa.ai/

#### Bộ Y Tế

http://vncdc.gov.vn/…/phong-chong-dich-benh-viem-phoi-cap-…/

https://suckhoedoisong.vn/Virus-nCoV-cap-nhat-moi-nhat-lien…

## Các cổng thông tin khoa học

### Tập hợp các công bố khoa học mới nhất về 2019-nCoV của tạp chí NEJM

https://www.nejm.org/coronavirus

### Tập hợp các công bố khoa học mới nhất về 2019-nCoV của tạp chí The Lancet

https://www.thelancet.com/coronavirus

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

return to top