Kết quả đã được kiểm tra trên diện rộng với đối tượng là những bệnh nhân ở khu vực Tây Phi, nơi mà Ebola hoành hành dữ dội suốt thời gian qua.
Tuy không kịp để ngăn chặn đại dịch bùng phát vào năm 2014 nhưng thành công trong nghiên cứu ra loại vắc xin này chính là bản lề cho cuộc chiến chống Ebola. Hơn 300,000 liều đã sẵn sàng để đối phó với tình trạng khẩn cấp.
Với tên khoa học là rVSV-EBOV và có khả năng miễn dịch virus Ebola cho tất cả các đối tượng. Loại vắc xin mới này đã trải qua nhiều đợt thử nghiệm trên diện rộng và giờ chỉ còn chờ giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền để có thể đưa vào sử dụng rộng rãi hơn.
"Chúng ta sẽ chủ động hơn rất nhiều nếu có đợt dịch tiếp theo xảy ra" – trưởng nhóm nghiên cứu từ tổ chức y tế thế giới WHO Marie-Paule Kieny cho biết.
Những trường hợp nhiễm Ebola vẫn còn xuất hiện ở Guinea, nơi mà nhóm đã tiến hành phương pháp nghiên cứu "vòng vắc xin" để kiểm tra loại vắc xin mới này. Phương pháp này có nghĩa là nhóm sẽ tiêm vắc xin cho tất cả những người đã tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Ebola. Trong số 5,837 người được tiêm vắc xin thì không phát hiện ca nhiễm nào mới, còn theo hướng ngược lại, có tới 23 ca nhiễm mới trong số hơn vài nghìn đối tượng không được tiêm vắc xin.
Kết quả đã vượt ngoài mong đợi của nhóm nghiên cứu tuy nhiên rVSV-EBOV chỉ hiệu quả trên Zaire ebolavirus, nhánh vi rút ebola ảnh hưởng đến con người nhiều nhất, còn 4 nhánh khác thì lại không mang đến hiệu quả cao.
Loại vắc xin mới này có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm cả đau khớp và nhức đầu. Tuy nhiên trong trường hợp bùng phát dịch trên diện rộng thì những tác dụng phụ này là không đáng kể.
Vắc xin được bào chế từ virus viêm miệng mụn nước (Virus gây bệnh trên gia súc nhưng không lây lan trên người) và một protein bề mặt của virus Ebola để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể người sản xuất chất kháng sinh thích hợp.
Dựa trên thành công của vắc xin mới này thì nhiều nghiên cứu sâu hơn về hiệu năng cho vắc xin trên trẻ nhỏ cùng với vắc-xin cho những căn bệnh hiểm nghèo như là HIV đã được thực hiện. Nhóm nghiên cứu hi vọng rằng loại vắc xin Ebola này sẽ được cấp giấy phép lưu hành vào năm 2017 tới đây.
"Ebola đã tàn phá nặng nề đất nước chúng tôi nhưng cũng rất tự hào đã đóng góp được phần nào vào việc phát triển loại vắc-xin có thể ngăn chặn đại dịch xuyên quốc gia này trong tương lai" – Bộ trưởng bộ an toàn sức khỏe quốc gia của Guinea, KeIta Sakabo cho biết.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh