✴️ Làm thế nào để hạ sốt ở trẻ em?

Nội dung

Sốt nhẹ có thể là yếu tố có lợi ở những trẻ nhỏ nhưng nếu sốt cao thì bạn cần phải cảnh giác với tình trạng nhiễm trùng nặng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào việc làm như thế nào để hạ sốt cho trẻ, những việc cần tránh làm và khi nào nên tìm kiếm sự hỗ trợ.

Khi nào được gọi là sốt

  • Nhiệt độ cơ thể trẻ thường dao dộng quanh con số 37oC ( hoặc là 98.6oF). Trẻ có sốt khi mà nhiệt độ cơ thể trẻ:
    • 38oC (100.4oF) hoặc cao hơn khi đo ở hậu môn;
    • 37.4oC ( 99.4oF) hoặc cao hơn khi đo ở những nơi khác, ví dụ như tai hoặc trán.
  • Trẻ em thường sốt khá cao. Bản thân sốt sẽ không nguy hiểm cho trẻ trừ khi nhiệt độ lên trên 40.5oC (105oF).
  • Tuy nhiên thì nếu sốt là do nhiễm trùng gây ra thì có thể khá là nguy hiểm, kể cả khi sốt không cao đi nữa.

Làm cách gì để hạ sốt ở trẻ

Khi trẻ em có sốt, mục tiêu chăm sóc nên tập trung vào việc điều trị nguy nhân gây sốt, chứ không đơn thuần chỉ là điều trị sốt. Điều trị chính xác sẽ phụ thuộc vào tuổi của trẻ, mức độ nghiêm trọng của sốt và bất kì triệu chứng nào khác kèm theo.

sốt ở trẻ

Thuốc hạ sốt

Bác sĩ có thể đề nghị các thuốc đặc hiệu để hạ sốt. Không bao giờ được sử dụng Aspirin , và không cho trẻ của bạn sử dụng các thuốc hạ sốt được kê cho người lớn. Điều quan trọng là làm theo hướng dẫn trên toa thuốc hoặc từ bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp thì liều chính xác sẽ dựa trên cân nặng của con bạn. Cần phải kiểm tra liều cẩn thận, đảm bảo rằng công cụ đo lường lượng thuốc phải chính xác.

Người kê toa thuốc hạ sốt cho trẻ cần tuân theo các hướng dẫn chính thức của quốc gia, và tốt hơn hết là được sự chăm sóc của bác sĩ. Với những trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, không sử dụng bất kì dạng nào của thuốc mà không có thông báo cho bác sĩ.

Tại Hoa Kì, 2-5% trẻ em có sốt cao co giật trước 5 tuổi, và những cơn co giật này thường không nguy hiểm. Những cơn co giật này thường khởi phát do sốt, với lí do phổ biến là cảm lạnh, cúm hoặc là viêm tai. Và thuốc hạ sốt không làm giảm nguy cơ của co giật.

Những cách hạ sốt tại nhà

Nếu bác sĩ không đề nghị cho con bạn sử dụng thuốc hạ sốt thì những phương pháp chăm sóc tại nhà sau có thể giúp con bạn hạ sốt:

  • Uống nhiều nước: với mục tiêu là duy trì lượng dịch trong cơ thể trẻ, vì vậy cho trẻ uống nhiều nước là 1 biện pháp rất tốt.
  • Mặc quần áo thoáng mát: cho trẻ của bạn mặc đồ thoáng mát, không mặc quần áo dày hoặc áo choàng.
  • Rửa tay: thực hiện rửa tay nhiều lần và các biện pháp vệ sinh khác để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
  • Cho bú: nếu con bạn còn đang thời kì cho bú thì cần thiết cho trẻ bú đủ theo nhu cầu.
  • Cho trẻ bú mẹ còn có thể cung cấp thêm kháng thể cho trẻ chống lại các tác nhân nhiễm trùng. Đồng thời còn giúp duy trì lượng dịch trong cơ thể và giúp trẻ giảm đau. Kể cả khi mẹ có cảm cúm thì vẫn an toàn nếu tiếp tục bú mẹ.

Những việc cần tránh:

Nhiều biện pháp hữu hiệu tại nhà có thể giúp hạ sốt nhưng bạn nên lưu ý có thể 1 số biện pháp giúp hạ sốt nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái nhiều hơn.

Chính vì vậy khi trẻ sốt chúng ta cần:

  • Không nên chỉ sử dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà thay vì sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc đau.
  • Không nên mặc đồ lạnh hoặc ấm cho trẻ nếu trẻ có các biểu hiện không thoải mái, chẳng hạn như khóc hoặc run rẩy.
  • Không nên ngừng bú mẹ.
  • Không nên cho trẻ sử dụng thuốc trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
  • Không nên hạn chế trẻ uống nước.
  • Không đưa trẻ ra nơi công cộng hoặc gửi trẻ.

Đo nhiệt độ cho trẻ 1 cách an toàn:

  • Vị trí đo nhiệt độ được tin cậy nhất là ở hậu môn.
  • Đầu tiên, cần bôi trơn đầu nhiệt kế. Đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp và nhẹ nhàng đưa chỉ bầu của nhiệt kế vào trong hậu môn trẻ. Không sử dụng nhiệt kế thủy tinh và không thao tác mạnh trên nhiệt kế.
  • Bạn có thể cho bé bú trong khi người hỗ trợ lấy nhiệt độ của bé. Hoặc nếu bé khó chịu nhiều, bạn nên đợi cho tới khi bé ngủ hãy đo nhiệt độ.

Khi nào bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế:

Nếu trẻ của bạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi có sốt, bạn nên tìm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức. Nếu không thể liên lạc được với bác sĩ Nhi khoa, bạn nên tới phòng cấp cứu.

Nếu trẻ nhỏ hơn 1 tháng tuổi có thể phải xét nghiệm các bệnh lý nhiễm trùng nặng và có thể cần phải theo dõi tại bệnh viện nhiều hơn. Với trẻ nhỏ hơn 3 tháng có thể bác sĩ sẽ lấy máu để xét nghiệm hoặc làm 1 số kiểm tra khác.

Nếu trẻ lớn hơn hoặc chập chững có sốt, bạn nên gọi cho bác sĩ để có hướng dẫn. Nếu như không có các dấu hiệu khác, thì có thể tình trạng của con bạn không nghiêm trọng.

Nếu bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị nhưng các triệu chứng của con bạn không giảm sau vài ngày, bạn nên liên hệ lại với bác sĩ.

Đến phòng cấp cứu ngay hoặc liên hệ 115 nếu trẻ của bạn có sốt kèm theo:

  • Ngủ li bì hoặc thờ ơ.
  • Dấu hiệu khó thở, như thở hổn hển, khò khè hoặc khó khăn.
  • Có dấu hiệu của phản ứng dị ứng với thuốc, như phát ban hoặc khó thở.
  • Trẻ sanh non.
  • Có suy giảm miễn dịch hệ thống.
  • Có cơn co giật lần đầu tiên hoặc lần thứ 2 kéo dài trên 5 phút.

Tổng kết

Điều trị sốt ở trẻ phụ thuộc vào tuổi và các triệu chứng. Mỗi trẻ có đặc điểm khác nhau và các yếu tố nguy cơ khác nhau.

Nếu trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi có sốt, liên hệ bác sĩ ngay lập tức. Nếu trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi có sốt nhẹ có thể hiệu quả với các biện pháp điều trị tại nhà, nhưng tốt hơn hết vẫn nên liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn.

Cuối cùng, tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế để không bị chậm trễ và nên nhớ rằng sốt có thể là tình trạng nhiễm trùng nặng.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top