✴️ Vị thuốc Đơn nem

1. Mô tả

  • Cây bụi nhỏ, cao 1 – 2m. Thân mảnh, hơi có khía có nhiều bì không. Cành non có lông tơ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trái xoan ngọn giáo, dài 8 – 13 cm, rộng 3 – 9 cm, gốc gần tròn, đầu có mũi nhọn, mép có răng cưa to, hai mặt nhẵn, mặt trên màu hơi vàng, mặt dưới nhạt; cuống lá dài 1 – 2 cm.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùm đơn hoặc phân nhánh, có ít lông tơ, hoa màu trắng; đài và tràng có 5 phiến hợp thành ống ngắn; nhị 5; bầu hình chóp.
  • Quả hình trứng hoặc hình cầu, đường kính 3 mm, nhẵn bóng, vỏ quả mỏng và cứng hạt nhiều, vỏ ngoài nhăn nheo, có cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 2 – 4, mùa quả: tháng 7 – 10.

2. Phân bố sinh thái

Chi Maesa Forsk, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, ở Việt Nam hiện đã biết tới 20 loài, 2 loài làm thuốc trong đó có loài đơn nem kể trên. Loài này phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đôi khi thấy ở cả đồng bằng: Lai Châu (Bình Lư, Phong Thổ), Lào Cai (Bảo Thắng), Tuyên Quang (Sơn Dương), Phú Thọ (Đoan Hùng), Vĩnh Phúc (Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường), Lạng Sơn (Văn Lãng, Hữu Lũng, Quảng Ninh (Hoành Bồ), Bắc Giang (Sơn Động), Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình (Chợ Ghềnh), Thừa Thiên – Huế (Nam Đông), Kon Tum (Đắc Glei), Lâm Đồng (Đơn Dương)… Trên thế giới, đơn nem phân bố ở Ấn Độ, phía Nam Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Cây ưa sáng hoặc hơi chịu bóng, có thể chịu được hạn; thường mọc ở đồi cây bụi, nhất là đất sau nương rẫy, ven rừng thứ sinh hoặc có thể thấy trong các lùm bụi quanh làng ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đơn nem có lá thường xanh quanh năm, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.

Bộ phận dùng:

Quả, rễ và lá.

3. Cách trồng

Đơn nem thường được trồng làm hàng rào. Lá non có thể được dùng để ăn gói và gói nem. Đơn nem là cây dễ trồng, không kén đất chịu hạn tốt và ít sâu bệnh.

  • Nhân giống bằng cành: chọn loại cảnh bánh tẻ, chặt ra từng đoạn dài 30 – 40 cm. Thời vụ giảm cành vào mùa xuân. Nếu giảm ở vườn ươm cân đặt cành nghiêng 40°C, cách nhau 10 cm/cành; lấp đất, thường xuyên tưới nước cho đất đủ ấm.
  • Cành giâm sau 15 – 20 ngày ra rễ và chồi, sau 2 – 3 tháng có thể đánh ra trồng. Trên thực tế, người dân thường trồng đơn nem làm hàng rào, bằng cách cắm cành (giâm cành hoặc trồng bằng cả các nhánh con lấy ra từ gốc.
  • Để làm hàng rào, nên khoảng cách trồng thường mau. Trồng xong tưới nước ngay. Thời vụ trồng cũng thường vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè.

4. Thành phần hóa học

Lá chứa 3,1% protein, 10% carbohydrat, 1.6 mg% caroten và 45 mg% vitamin C.

Theo các tác giả Ấn Độ [The Wealth of raw material in India, 1962], lá và vỏ thân chứa saponin và chromo – glycosid nên được nhân dân sử dụng làm thuốc duốc cá.

  • Theo Apers S. et al. (2005), từ loài Melanceolata đã phân lập được 10 saponin triterpenic 5 vòng. Maes L. kết hợp với Mai Văn Trì (2004) đã xác định loài balause chứa 5% các pentacyclic triterpenic saponin và phân lập được 1 saponin mới có tác dụng chữa bệnh Leismania.

Thành phần hóa học

5. Tác dụng dược lý

Tác dụng chống gây biến chủng (đột biến):

Cao chiết thô của hạt đơn nem ức chế mạnh tác dụng gây biến chủng (mutagenic activity) của 2 – aminoanthracen trên vi khuẩn Salmonella typhimurium T – 98, Salmonella typhimurium T – 98 là loại vi khuẩn không tổng hợp được histidin, vì vậy nếu nuôi vi khuẩn này trong môi trường nuôi cấy không có histidin thì vi khuẩn không phát triển được. Nhưng nếu thêm 2 – aminoanthracen vào môi trường nuôi cấy trên thì vi khuẩn lại phát triển được, chứng tỏ 2 – aminoanthracen là chất gây biến chủng, làm cho vi khuẩn Salmonella typhimurium T – 98 từ chủng không tổng hợp được histidin sang chủng tổng hợp được histidin (His+).

Cao đơn nem ức chế được khả năng gây biến chủng của 2 – aminoanthracen, nhưng chất maesol được phân lập từ hạt đơn nem lại không có tác dụng như cao chiết thô (Wall et al., 1988).

Tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt, an thần:

Glycosid triterpen phân lập từ hạt của cây đơn nem đã được nghiên cứu và thấy có tác dụng giảm đau, chống viêm hạ sốt và an thần [Chem Abst., 1992, 116, 158896v; Rastogi, 1998, V: 519].

Tác dụng chống virus:

Cao khô chiết từ toàn cây bỏ rễ của cây đơn nem có tác dụng ức chế sự phát triển của virus Vaccinia ở nồng độ cuối cùng trong thử nghiệm là 50kg/ml. Thử nghiệm được tiến hành trên phôi gà 10 ngày tuổi, cho dịch virus có cao (lô thử thuốc) và không có cao (lô đối chứng) vào rồi ủ ở 37°C. sau đó xác định sự phát triển của virus [Bhakuni, 1969, II: 250]. Cao khô đơn nem được chế tạo như cao để thử độc tính cấp ở dưới đây.

Độc tính cấp:

Đã xác định được LD50 của cao khô đơn nem, tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng là LD50 = 100 mg/kg. Như vậy, cao này có độc tính khá [Bhakuni, 1969, II: 250]. Cao khô được chế tạo bằng cách dùng toàn cây đơn nem, bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, tán thành bột thô, và chiết bằng ethanol 50%, sau đó cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô.

6. Tính vị, công năng

  • Đơn nem vị đắng, tính mát; rễ có công năng thanh nhiệt giải độc, lá và hạt có công năng trừ giun, sát trùng.
  • Tài liệu Trung Quốc ghi: đơn nem vị hơi đắng, tính mát, có công năng thanh nhiệt giải độc, trấn thấp, chỉ tả [TDTH,1996,II:189).

7. Công dụng

Cành và lá đơn nem được dùng làm thuốc tẩy giun sát trùng vết thương và ruốc cá.

Để trừ giun có thể lấy lá nấu canh ăn 3 – 4 bữa thì giun ra. Để trục giun kim, dùng một nắm (khoảng 50g) lá non, rửa sạch, giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống vào sáng sớm lúc đói, hoặc dùng nước cốt thụt vào hậu môn lúc chập tối, để khi giun bò ra hậu môn đẻ trứng, giun sẽ chết.

Để chữa nổi mẩn, ngứa, dị ứng, mày đay, lấy lá non tươi, giã nát, chế thêm nước vắt lấy nước cốt uống, còn bã để xoa xát vào chỗ bị bệnh.

  • Ở nhiều vùng nước ta, cũng như ở Ấn Độ, người ta lấy lá làm gia vị hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ, xào hoặc nấu canh ăn. Lá non được dùng để ăn gỏi, gói nem ăn hoặc ăn cùng với nem, vì thế nên gọi là đơn nem; mặc dù lá đơn nem độc với cá, có thể dùng để ruốc cá, cá chết.
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ để trị giang mai, quả để trị giun, còn lá được dùng để ruốc cá [Chopra 2001: 159; Kirtikar et al., 1998, II: 1482).
  • Ở Trung Quốc, toàn cây đơn nem được dùng chữa viêm gan, hoàng đản cấp tính, ia chảy, đau bụng, cao huyết áp [TDTH, 1996, II: 189]. Chữa mẩn ngứa, dị ứng ngoài da: Lấy lá và ngọn giã nát, xào với mỡ, bôi lên chỗ bị tổn thương đã rửa sạch bằng nước. Nếu có điều kiện, lấy lá và ngọn cành nấu nước tắm, rửa sạch chỗ tổn thương rồi bôi như trên.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top