Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg hoặc khi đang được điều trị bằng một thuốc hạ huyết áp.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là khi HATT ≥ 140mmHg và HATTr < 90mmHg.
Tăng huyết áp tâm trương đơn độc là khi HATT < 140mmHg và HATTr ≥ 90mmHg.
Là khi chỉ số huyết áp ≥ 180/110 với biểu hiện tổn thương cơ quan đích. Ví dụ: Huyết áp 190/120 với triệu chứng méo miệng, đại tiểu tiện không tự chủ, có hình ảnh nhồi máu não trên cắt lớp vi tính.
Là khi chỉ số huyết áp ≥ 180/110 nhưng không kèm biểu hiện tổn thương cơ quan đích. Thường gặp ở những bệnh nhân không tuân thủ điều trị, hoặc ngưng thuốc hạ áp đang dùng.
Là khi huyết áp thường xuyên tăng tại phòng khám hay bệnh viện trong khi chỉ số huyết áp đo hằng ngày tại nhà hoặc huyết áp trung bình khi đo 24 giờ lại bình thường. Tăng huyết áp “áo choàng trắng” có thể là khởi của tăng huyết áp thực sự nhưng không làm tăng nguy cơ tim mạch tổng thể.
Là tình trạng ngược lại với hiện tượng tăng huyết áp “áo choàng trắng”, huyết áp bình thường khi đo tại phòng khám, nhưng cao khi đo bằng các phương pháp khác như đo huyết áp 24 giờ tại nhà. Nhóm bệnh nhân này thường có tổn thương cơ quan đích và nguy cơ tim mạch tương tự những đối tượng có tăng huyết áp khác.
Hầu hết tăng huyết áp ở người trưởng thành đều không rõ nguyên nhân hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát.
Viêm cầu thận cấp.
Viêm cầu thận mạn.
Sỏi thận.
Viêm thận kẽ.
Hẹp động mạch thận.
U tủy thượng thận.
Hội chứng Cushing.
Cường aldosteron.
Cường giáp.
Cường tuyến yên.
Hở van động mạch chủ.
Hẹp eo động mạch chủ.
Bệnh vô mạch.
Cam thảo.
Các thuốc cường á giao cảm.
Thuốc tránh thai.
Ngộ độc thai nghén.
Rối loạn thần kinh.
Tăng huyết áp có thể diễn biến âm thầm và gây ra tổn thương cho nhiều cơ quan nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời, điều trị cụ thể, phù hợp.
Tăng huyết áp gây rối loạn tuần hoàn não ( đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, trí nhớ giảm, rối loạn giấc ngủ…), xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện, nhồi máu não, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)
Soi đáy mắt có thể thấy các tổn thương theo tiến triển của từng giai đoạn bệnh
Giai đoạn 1: Các mạch máu có thành sáng bóng.
Giai đoạn 2: Các mạch máu co nhỏ, dấu hiệu bắt chéo động mạch, tĩnh mạch.
Giai đoạn 3: Xuất huyết, xuất tiết võng mạc.
Giai đoạn 4: Vừa có xuất huyết, xuất tiết võng mạc vừa có phù gai thị.
Tăng huyết áp làm cho xơ vữa động mạch cảnh, xơ vữa hệ thống mạch ngoại biên gây hẹp tắc động mạch, phình động mạch chủ và tách thành động mạch chủ…
Lâu dần tăng huyết áp gây nên bệnh lý mạch vành, rối loạn nhịp tim, phì đại thất trái, suy tim…
Tăng huyết áp ảnh hưởng đến quá trình bài tiết, bài xuất nước tiểu. Bệnh nhân tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu tăng, tiểu đêm… Tăng huyết áp diễn biến lâu ngày sẽ có thể dẫn đến suy thận.
Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp.
Không dùng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá trước đó 2 giờ.
Tư thế đo chuẩn: Người được đo huyết áp ngồi ghế có tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Có thể đo ở tư thế nằm hoặc đứng.
Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử. Các thiết bị cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2 cm. Đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.
Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30 mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/ 1 nhịp đập. HATT tương ứng với lúc xuất hiện nhịp đập đầu tiên, HATTr tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập.
Không nói chuyện khi đang đo huyết áp, không bắt chéo chân.
Lần đo đầu tiên cần đo ở hai tay, dùng số đo huyết áp bên cao hơn để theo dõi về sau.
Nên đo ít nhất 2 lần mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút.
Trường hợp nghi ngờ có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo tự động 24 giờ.
Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HATT/HATTr. Không làm tròn số quá hàng đơn vị.
Để tránh phải đến cơ sở y tế nhiều lần, giảm được chi phí và giúp theo dõi điều trị tốt hơn, tránh hiện tượng Tăng huyết áp “áo choàng trắng”.
Không được áp dụng thường quy, có ích trong những trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có Tăng huyết áp “ áo choàng trắng”, tăng huyết áp cơn, tăng huyết áp kháng trị.
Việc thay đổi lối sống cần được áp dụng cho mọi bệnh nhân tăng huyết áp nhằm ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, hạn chế số thuốc cần dùng. Những biện pháp đó cũng góp phần loại bỏ các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tăng huyết áp.
Bao gồm các thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II, và nhóm thuốc ức chế trực tiếp renin.
Nói chung đây là nhóm thuốc có tác dụng hạ áp tốt, ít gây những tác dụng phụ trầm trọng.
Đây là nhóm thuốc lựa chọn đầu tay trước đây, tuy nhiên theo thời gian vai trò của thuốc chẹn beta- giao cảm cũng giảm dần đi. Hiện nay được ưu tiên sử dụng ở những bệnh nhân tăng huyết áp sau nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp có giảm chức năng tâm thu thất trái, hoặc nhóm tăng huyết áp trẻ có cường giao cảm.
Bao gồm hai nhóm là:
Nhóm Dihydropyridin: Nefedipin, amlodipin,…
Nhóm Non- dihydropyridin: diltiazem, verapamil.
Chia làm 3 nhóm
Lợi tiểu thiazide: chlorothalidon, indapamid…
Lợi tiểu quai: Furosemid.
Lợi tiểu kháng aldosteron: Spironolacton.
Bao gồm các nhóm chẹn alpha giao cảm, nhóm tác động lên hệ giao cảm trung ương, nhóm giãn mạch trực tiếp.
Để phòng bệnh tăng huyết áp cần loại trừ các yếu tố nguy cơ của bệnh bằng cách:
Xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý.
Có lối sống, sinh hoạt lành mạnh.
Kiểm soát tốt cân nặng.
Điều trị, kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh