✴️ Làm thế nào để trẻ có giấc ngủ an toàn và đúng cách?

Nội dung

Tư thế ngủ an toàn

Để an toàn, Hiệp hội Nhi khoa Mỹ và Bộ Sức khỏe và dịch vụ con người khuyến cáo tất cả các trẻ sơ sinh nên ngủ tư thế ngửa trong suốt 1 năm tuổi đầu. Và họ cũng đưa ra khuyến cáo tương tự cho trẻ sinh non.

Trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ có ít nguy cơ mắc phải Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS).

Kể từ khi Hiệp hội Nhi khoa Mỹ đưa ra những khuyến cáo này vào năm 1992, số lượng trẻ đột tử sơ sinh giảm đáng kể. Tuy nhiên, hội chứng này vẫn gây tử vong trong khoảng 1400 trẻ sơ sinh ở Mỹ vào năm 2017 – và con số này có khả năng còn cao hơn, do Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh vẫn còn gây ra những cái chết chưa rõ nguyên nhân.

Nguy cơ gặp SIDS dường như cao hơn trong vòng 6 tháng tuổi đầu, hầu hết các trường hợp xảy ra trong khoảng 1-4 tháng tuổi. Do đó, nằm ngửa khi ngủ rất quan trong trọng 6 tháng tuổi đầu. SIDS ít khi xảy ra sau 12 tháng tuổi đầu.

Nằm ngửa khi ngủ có nguy cơ gì không?

Một vài trẻ sinh non với bệnh đường hô hấp có thể sẽ phải nằm sấp khi ngủ. Và việc này chỉ nên được thực hiện ở môi trường có quản lý y tế chặt chẽ.

Một số người lo lắng rằng việc cho trẻ nằm ngửa khi ngủ có thể làm cho đầu trẻ bị phẳng đi, tuy nhiên nếu điều này xảy ra thì cũng chỉ là tạm thời. Khuyến khích trẻ nằm và chơi khi nằm sấp lúc trẻ đang thức cũng có thể giúp ngăn ngừa việc này.

Một mối lo ngại khác là trẻ có thể bị sặc do chất ói hay nước bọt khi nằm ngủ ngửa. Tuy nhiên, Viện sức khỏe quốc gia (NIH) báo cáo rằng không có bất kỳ bằng chứng nào cho chuyện đó. Trong thực tế, trẻ nằm ngủ ngửa có khả năng làm sạch có dịch hiệu quả hơn.

Những chuyện nên và không nên làm khi trẻ ngủ

Tạo cho trẻ một môi trường ngủ khỏe mạnh cũng quan trọng như việc đảm bảo cho trẻ ngủ đúng tư thế.

Cần phải chắc chắn rằng nơi trẻ ngủ không bị ngột ngạt bí bách. Năm 2017 có khoảng 90 trường hợp trẻ sơ sinh tại Mỹ tử vong do bị ngạt trong khi ngủ.

Nên thực hiện các bước phòng tránh sau đây để đảm bảo được an toàn giấc ngủ cho trẻ.

Nên

  • Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ;
  • Đảm bảo rằng trẻ nằm trên một bề mặt phẳng và chắc chắn;
  • Sử dụng nôi cố định hay nôi di động;
  • Khuyến khích và giám sát trẻ chơi khi nằm sấp lúc trẻ tỉnh;
  • Cho trẻ chơi với núm vú giả sạch và khô, nhưng không được ép trẻ dùng khi trẻ không muốn;
  • Đảm bảo rằng không có dây hay những vật treo ở gần;
  • Phủ nệm bằng tấm drap vừa vặn;
  • Cho bé mặc đồ ngủ, ví dụ như túi ngủ hay đồ 1 mảnh;
  • Để nhiệt độ phòng ở mức thoải mái, tránh gió trực tiếp và nhiệt độ quá cao;
  • Tập cho bé đi ngủ đúng giờ khi được 4-6 tháng tuổi;
  • Nên ngủ chung phòng với bé nếu bé cần được ở gần.

Không nên

  • Không nên để các đệm chắn, các tấm phủ nệm quá rộng, gối, thúc nhồi bông, các miếng kê, vật cố định vị trí năng, hay gối hạt đậu ở trên giường;
  • Để bé ngủ trên nệm êm, sofa hay nệm nước;
  • Che đầu bé lại;
  • Cho trẻ tiếp xúc khói thuốc lá;
  • Ngủ chung giường với bé vì dễ gây ra nguy cơ ngạt thở;
  • Dùng chăn hay các tấm che rộng;
  • Để bé nằm quá gần máy lạnh hay ống sưởi;
  • Dùng thiết bị kiểm tra nhịp tim hay nhịp thở, vì chúng không làm giảm các nguy cơ ở trẻ khỏe mạnh;
  • Cho bé mặc quá nhiều lớp quần áo.

Các mẹo khác

Những mẹo sau có thể giúp làm giảm nguy cơ SIDS:

  • Tiêm các mũi tiêm được khuyến cáo, vì những mũi tiêm này có thể bảo vệ bé khỏi SIDS;
  • Khám bệnh thường xuyên theo khuyến cáo;
  • Cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu nếu có thể;
  • Tránh sử dụng thức uống có cồn, hút thuốc lá, và các loại thuốc kích thích trong suốt thai kỳ.

Kết luận

Cảm giác khi lần đầu làm bố mẹ có thể khá bối rối nhưng làm theo các chỉ dẫn rõ ràng có thể làm giảm bớt sự căng thẳng của những người chăm sóc trẻ và giảm bớt các nguy cơ cho trẻ.

Nếu có bất cứ lo ngại hay câu hỏi nào về giấc ngủ an toàn, bạn có thể hỏi một chuyên gia y tế, ví dụ như bác sĩ nhi khoa, để có thêm thông tin.

Đảm bảo việc làm theo các chỉ dẫn về an toàn giấc ngủ và có thể tiếp cận được đến dịch vụ y tế là rất cần thiết phòng khi có thắc mắc nào cần giải đáp.

Camera trông trẻ có thể giúp người giữ trẻ lắng nghe, hoặc thậm chí xem hình ảnh của em bé đang ở trong một phòng khác.

Xem thêm: Chăm sóc giấc ngủ của trẻ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top