✴️ Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Nội dung

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.

 

1. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Các chuyên gia y tế cho biết, xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng và có mối liên hệ mật thiết với lứa tuổi. Dưới đây là các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em:

Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em.

Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em.

  • Tổn thương loét niêm mạc ống tiêu hóa: Đây là nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em.

  • Vỡ tĩnh mạch trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa – nguyên nhân ít gặp.

  • Do dị tật bẩm sinh.

  • Do thiếu máu cục bộ ở ruột.

  • Do thiếu oxy

  • Thiếu nước làm tăng độ đặc quánh của máu

  • Do nhiễm trùng nặng dẫn đến hoại tử ruột

  • Trẻ sinh non, nhẹ cân, bị ngạt ở thời kỳ chu sinh

  • Do suy hô hấp

  • Do bệnh tim mạch bẩm sinh

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn uống không đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.

 

2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

- Triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết tiêu hóa là nôn rau máu và đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu.

- Trẻ bỏ bú, nôn trớ, chướng bụng, đi ngoài ra máu, choáng ngất.

- Bệnh tiến triển nặng dẫn đến thủng ruột, viêm phúc mạc có thể phát hiện thấy khi chụp X-quang.

- Vị trí xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa. Thông thường xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em xảy ra tại thực quản, dạ dày, tá tràng…

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, trẻ cần chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, trẻ cần chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

 

3. Điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em như thế nào?

- Khi trẻ có các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và cấp cứu kịp thời, đúng cách tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

- Điều trị nội khoa: Điều trị hồi sức tuần hoàn hô hấp, kháng sinh, cho ăn qua đường tĩnh mạch…

- Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật thường được chỉ định cho những trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng và điều trị nội khoa không đáp ứng.

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phướng án điều trị phù hợp. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, trẻ cần chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Sau khi điều trị, trẻ cần được chăm sóc tốt để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa tái phát…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top