✴️ Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em? phân biệt triệu chứng sởi và sốt phát ban

Nội dung

Sởi là một trong những căn bệnh lây lan nhanh và dễ trở thành dịch trên diện rộng. Đặc biệt, nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Chính vì, nắm bắt các dấu hiệu bệnh sởi sẽ giúp cha mẹ chủ động điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

 

Bệnh sởi là gì?

Sởi là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường không khí do virus sởi gây nên. Đây là virus thuộc họ Paramyxoviridae, có đường kính khoảng 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt với các thuốc khử trùng thông thường hoặc ánh sáng mặt trời, sức nóng… có nhiệt độ khoảng 56 độ C.

Virus sởi có hai kháng nguyên:

– Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin).

– Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin)

Khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích sinh kháng thể. Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2 – 3 sau khi mọc ban và tồn tại lâu dài. Miễn dịch trong sởi là miễn dịch bền vững.

Ở nước ta, bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, dịch sởi có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm.

 

Nhận biết các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều có đặc trưng là sốt, viêm đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:

 -Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 10-12 ngày, người bệnh sẽ không có dấu hiệu bệnh sởi, nhưng đến ngày thứ 9-10 thì sẽ có triệu chứng sốt nhẹ.

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em

Nốt sởi ban đầu có màu hồng nhạt, nhưng sau đó sẽ đỏ dần lên

 

– Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong 4-5 ngày. Đây là khoảng thời gian dễ lây lan, bệnh nhân sẽ gặp các dấu hiệu bệnh sởi như: sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, nhức đầu… Các tình trạng viêm khởi phát như: viêm ở mắt, chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, mi mắt sưng lên; viêm mũi gây hắt hơi, sổ mũi, giọng khàn, ho có đờm; viêm đường tiêu hóa gây tiêu chảy…

– Giai đoạn phát ban nốt sởi: Các nốt sởi bắt đầu xuất hiện ở sau tai, lan dần sang hai bên má, cổ, xuống ngực, sang hai cánh tay. Trong 24h tiếp theo, nốt sởi lan rộng ra lưng, hông, xuống chân dưới. Nốt sởi ban đầu có màu hồng nhạt, nhưng sau đó sẽ đỏ dần lên. 

– Giai đoạn phục hồi: Các nốt sởi dần biến mất và để lại thâm đen, vết hằn trên da.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top