✴️ Những lưu ý khi cai sữa cho con

Nội dung

Sữa mẹ đóng vai trò gì?

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại những lợi ích về sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ sơ sinh

– Sản sinh nhiệt thích hợp và phát triển mô mỡ

– Giảm 73% nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, tăng trí thông minh, giảm khả năng mắc bệnh viêm tai giữa

– Cảm lạnh và kháng cúm

– Giảm một chút nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em

– Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khởi phát ở trẻ em

– Giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và bệnh chàm

– Giảm các vấn đề về răng miệng

– Giảm nguy cơ béo phì sau này khi lớn lên

– Giảm nguy cơ phát triển các rối loạn tâm lý

– Ngoài ra, cho trẻ bú sữa mẹ có liên quan đến mức insulin thấp hơn và mức leptin cao hơn so với cho trẻ bú sữa bột.

cai sữa

Đối với người mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại lợi ích sức khỏe cho người mẹ.

– Hỗ trợ tử cung trở lại kích thước trước khi mang thai và giảm chảy máu sau sinh cũng như hỗ trợ người mẹ trở lại cân nặng trước khi mang thai.

– Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ ung thư vú sau này.

Cho con bú bảo vệ cả mẹ và trẻ sơ sinh khỏi cả hai loại bệnh tiểu đường. Việc cho con bú có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh tiểu đường tuýp 2 vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần hoạt tính sinh học trong sữa mẹ có thể ngăn ngừa tăng cân quá mức trong thời thơ ấu thông qua việc góp phần mang lại cảm giác tràn đầy năng lượng và cảm giác no.

Cai sữa dễ dàng cho trẻ bằng cách nào?

Trẻ nhỏ có đặc tính là thích những thứ quen thuộc và khó chịu khi có gì thay đổi. Do đó việc cai sữa cho trẻ sẽ gặp khó khăn, tùy vào sự thích nghi của mỗi bé mà thời gian cai sữa sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, mẹ nên tiến hành cai sữa dần dần cho trẻ, tuyệt đối không ngưng bú một cách đột ngột sẽ khiến trẻ sốc, biếng ăn.

Đồng thời nếu cai sữa đột ngột, mẹ dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa, viêm đầu vú, áp xe vú…

Khi cai sữa cho trẻ, mẹ cần giữ thái độ kiên quyết, không nên mủi lòng, xót xa khi thấy trẻ hờn dỗi, quấy khóc đòi sữa.

Đối với trẻ sơ sinh

Giảm dần cữ bú, cho trẻ bú bình (có thể vắt sữa mẹ vào bình, sau đó thay thế dần bằng sữa công thức)

Nhờ người thân chăm sóc trẻ nhiều hơn

Mẹ nên âu yếm chơi đùa với trẻ nhiều hơn để trẻ quên đi cảm giác muốn bú, việc này còn tạo liên hệ mật thiết giữa mẹ và bé

cai sữa

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Ngoài cho trẻ bú bình, mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm và tăng dần số lượng thức ăn nếu trẻ đủ cứng cáp.

Cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, đa dạng các món ăn để biết trẻ thích hoặc không thích món nào nhằm điều chỉnh thực đơn phù hợp.

Trẻ từ 6-9 tháng tuổi ăn ngày 2 bữa, sau 9 tháng tuổi ăn ngày 3 bữa, không nên ép bé ăn nhiều, để trẻ ăn theo khả năng của bản thân.

Những lưu ý khi cai sữa cho trẻ

– Chỉ cai sữa khi trẻ khỏe mạnh, không ốm để trẻ dễ thích nghi với những thay đổi mới, không biếng ăn và còi xương

– Vẫn nên duy trì cho trẻ bú mẹ nếu giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình, ăn dặm trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy, sữa mẹ sẽ giúp bé có kháng thể chống lại bệnh tật

– Nếu thời tiết xấu thì không nên cai sữa cho trẻ: trời nóng trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, trời ẩm hay lạnh trẻ sễ mắc bệnh đường hô hấp

– Khi thấy ngực đau và cương trong thời gian cai sữa cho con, mẹ hãy dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, đặt vào ngực để ngực dần mềm rồi vắt sữa ra hoặc hút cho thông sữa

– Trẻ sau khi cai sữa cần được ăn đủ chất, nhất là chất đạm, béo và các loại rau quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top