Cho trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh là một trong các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn chỉnh, kháng sinh khi đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà cả vi khuẩn có lợi gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân sống, tiêu chảy, táo bón… Nếu kéo dài có thể gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ. Do đó khi cần dùng thuốc cho trẻ nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong môi trường xung quanh có rất nhiều loại vi khẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Do đó cần chú ý khi trẻ chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn… để phòng tránh rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và tạo nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nếu không chú trọng trong vấn đề ăn uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, ăn uống không đúng giờ đúng bữa, ăn vặt quá nhiều… thì sẽ rất dễ gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Đặc biệt là những trường hợp ngộ độc thức ăn cần phải đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Những nguyên nhân về trạng thái tâm lý tiêu cực như lo lắng, căng thẳng kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến người trưởng thành mà cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Do đó các bậc phụ huynh cần chú ý tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tạo áp lực từ học hành để giúp phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn và phát triển toàn diện hơn.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ, qua đó các bậc cha mệ cần có những biện pháp để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa cho bé cẩn thận để tránh bị rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh