✴️ Tán sỏi thận: Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay

Nội dung

Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất trong hệ tiết niệu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tán sỏi thận là phương pháp điều trị hiệu quả khi không thể điều trị nội khoa. Cùng tìm hiểu về các phương pháp tán sỏi trong bài viết dưới đây.

 

1. Sỏi thận – Bệnh lý thường gặp ở hệ tiết niệu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi lượng nước tiểu giảm và các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận thành những tinh thể rắn sẽ gây ra bệnh sỏi thận. Kích thước của sỏi có thể chỉ vài mm hoặc to cỡ vài cm. Đối với sỏi có kích thước nhỏ và ở vị trí dễ bài xuất có thể được tống ra ngoài theo đường nước tiểu. Với những viên sỏi kích thước lớn và di chuyển trong hệ tiết niệu sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.

Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Các biến chứng bao gồm: Nhiễm trùng đường tiểu, tắc đường tiểu, ứ nước, suy thận cấp, suy thận mạn thậm chí là vỡ thận và tử vong.

Phương pháp tán sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến tại hệ tiết niệu

 

2. Những triệu chứng điển hình của bệnh sỏi thận cần đi khám ngay

Sỏi thận là bệnh tiến triển âm thầm. Các chất khoáng tích tụ dần dần, ngày này qua ngày khác khiến kích thước viên sỏi ngày càng lớn. Khi sỏi nhỏ, người bệnh sẽ không có bất cứ một triệu chứng điển hình nào. Đến khi các triệu chứng bệnh đã biểu hiện ra bên ngoài, kích thước sỏi thận đã lớn và bắt buộc phải được điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Sỏi lớn gây bít tắc đường tiểu, soi di chuyển trong niệu quản gây ra tình trạng đau. Người bệnh bị đau ở các vị trí lưng (hạ sườn), đau bụng vị trí thận, đau lan tới hông. Các triệu chứng đau từ vừa cho đến những cơn đau dữ dội, đau quặn thận. Tình trạng đau tăng nặng hơn khi người bệnh di chuyển.

Người bệnh bị khó tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu lẫn mủ.

Khi tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra, người bệnh bị sốt, ớn lạnh.

Vì đường tiểu bị bít tắc nên thận bị ứ nước dẫn đến tình trạng người bệnh bị phù.

Có những trường hợp bệnh nhân xuất hiện tình trạng buồn nôn và nôn do bị kích thích.

tán sỏi thận có những phương pháp nào

Người bị bệnh sỏi thận thường có những triệu chứng: đau hạ sườn, đau bụng, tiểu buốt, tiểu ra máu…

 

3. Các phương pháp tán sỏi thận bằng công nghệ cao hiện nay

3.1. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể – Tán sỏi thận không đau, không phải mổ

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp dùng sóng xung điện hoặc sử dụng laser tác động từ bên ngoài cơ thể tại vùng có sỏi. Sóng xung điện hoặc laser xuyên qua bề mặt cơ thể, hội tụ tại viên sỏi. Năng lượng của sóng hoặc laser làm viên sỏi bị vỡ nhỏ. Sau đó các mảnh vụn sỏi sẽ được tống xuất ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể áp dụng cho tán sỏi thận kích thước dưới 2cm. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: Không cần phẫu thuật, an toàn, không đau, không cần nằm viện. Thời gian thực hiện nhanh chóng trung bình chỉ 30 phút, thời gian ngắn hay dài tùy theo tình trạng sỏi của từng bệnh nhân. Sau thực hiện tán sỏi bằng phương pháp này người bệnh có thể về nhà ngay, hoàn toàn không ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống.

3.2. Tán sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ

Phương pháp tán sỏi qua da, bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ qua da đường kính khoảng 0.5 đến 1cm. Đường hầm này xuyên qua da đi vào trong thận hoặc đến thẳng vị trí có sỏi. Thiết bị tán sỏi được đưa qua đường hầm này, năng lượng laser tán sỏi thận thành những mảnh vụn nhỏ. Sau đó những mảnh vụn sỏi sẽ được đưa ra ngoài theo đường hầm này.

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân có sỏi thận kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 1,5cm. Và áp dụng cho những bệnh nhân có sỏi thận không thể áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.

Phương pháp này có những ưu điểm: Ít xâm lấn, vết mổ cực nhỏ. Giảm đau đớn cho bệnh nhân, hạn chế chảy máu, hạn chế nhiễm trùng, tránh được sẹo xấu. Thời gian bệnh nhân phục hồi sau tán sỏi nhanh, bệnh nhân xuất viện sau từ 3 đến 4 ngày lưu viện.

3.3. Tán sỏi thận bằng phương pháp nội soi ngược dòng theo đường tự nhiên

Đây là phương pháp sử dụng ống nội soi đưa theo đường dẫn nước tiểu tự nhiên. Ống nội soi đi từ niệu đạo qua bàng quang, lên niệu quản tiếp cận trực tiếp với viên sỏi. Sau đó, năng lượng laser phá vỡ viên sỏi. Khi sỏi đã được tán vỡ vụn  sẽ theo đường nước tiểu nước tiểu xuống bàng quang, niệu đạo và ra ngoài cơ thể. Với những mảnh sỏi lớn hơn (không thể thoát qua đường tự nhiên) thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để lấy bỏ.

Phương pháp tán sỏi thận bằng nội soi ngược dòng có ưu điểm: Tán được nhiều loại sỏi trong đó có cả sỏi san hô. Tỷ lệ sạch sỏi hoàn toàn trong 1 lần tán lên đến 100%.  Phương pháp này tán sỏi theo đường tự nhiên nên hoàn toàn không có vết mổ, không đau. Người bệnh có thể ra viện ngay sau khoảng 12 đến 24h theo dõi tại viện.

 

4. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau tán sỏi thận

Sau tán sỏi thận, các biện pháp chăm sóc và nghỉ ngơi giúp tăng cường tống xuất các  mảnh vụn sỏi ra khỏi cơ thể. Chăm sóc đúng cách còn giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu, phòng viêm nhiễm đường niệu sau tán sỏi. Đồng thời chế độ chăm sóc có thể sau tán sỏi, giúp chống hình thành sỏi, ngăn chặn sự tái phát của sỏi thận.

Các phương pháp chăm sóc đúng cách người bệnh sau tán sỏi như sau:

Người bệnh nghỉ ngơi tại phòng lưu viện đúng thời gian quy định, tùy thuộc vào từng phương pháp tán sỏi. Bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng ngay ngày thứ nhất sau tán sỏi.

Người bệnh nên uống nhiều nước để dễ dàng tống xuất vụn sỏi ra ngoài. Chế độ ăn các món mềm, dễ tiêu hóa. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ để chống táo bón sau tán sỏi.

Người bệnh có thể trở lại hoạt động thường ngày sau 7 đến 10 ngày sau tán sỏi. Trong 3 đến 4 tuần đầu sau tán sỏi nên kiêng làm việc nặng, kiêng mang vác đồ nặng và kiêng quan hệ tình dục.

Sỏi thận là bệnh thường gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người bệnh chủ quan cho rằng sỏi thận là bệnh không nguy hiểm. Thăm khám để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sỏi thận bằng các phương pháp tán sỏi thận hiện đại hiện nay giúp bệnh nhân tránh được nhiều rủi ro và tiết kiệm chi phí tối đa.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top