Cắt đoạn xương hàm dưới là phẫu thuật cắt bỏ một đoạn hoặc toàn bộ xương hàm dưới để điều trị các bệnh lý xương hàm dưới. Sau cắt bỏ xương để lại khuyết hổng,ảnh hưởng lớn đến chức năng và thẩm mỹ. Khung nẹp hợp kim được sử dụng để phục hồi đoạn xương đã cắt.
Khung nẹp hợp kim được chuẩn bị sẵn trước khi phẫu thuật sao cho phù hợp về kích thước và hình thể với xương hàm.
Các trường hợp cắt bỏ toàn phần hoặc một đoạn xương hàm dưới để lại khuyết hổng lớn.
Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép.
Người bệnh đang điều trị và sau điều trị tia xạ vùng đầu cổ.
Phẫu thuật viên tạo hình sọ mặt nhi khoa.
Kíp phẫu thuật
Bộ phẫu thuật xương và máy khoan, cưa chuyên dụng.
Bộ phẫu thuật tạo hình sọ mặt.
Khung nẹp và vít hợp kim.
Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
Gây mê nội khí quản toàn thân.
Sát khuẩn vùng phẫu thuật.
Rạch da và niêm mạc: Kết hợp đường rạch trong miệng và ngoài miệng để bộc lộ phần xương hàm dưới dự định cắt bỏ.
Dùng cưa cắt xương hàm dưới khoảng 2 cm về bên lành.
Lấy bỏ đoạn xương hàm dưới vừa cắt. Trường hợp tổn thương phá hủy lồi cầu thì phải bóc tách và lấy bỏ lồi cầu.
Sửa soạn mặt cắt 2 đầu xương vừa cắt sao cho phù hợp với khung nẹp hợp kim đã chuẩn bị.
Đặt khung nẹp hợp kim vào vị trí xương hàm vừa cắt theo tư thế giải phẫu (cố định tạm thời 2 hàm theo vị trí khớp cắn đúng).
Cố định khung nẹp hợp kim với xương hàm bằng nẹp vít.
Kiểm soát chảy máu và đặt dẫn lưu.
Khâu đóng kín niêm mạc.
Khâu đóng da.
Cố định 2 hàm theo vị trí khớp cắn đúng.
Chảy máu: cầm máu bằng các nút chỉ buộc, đốt điện hoặc sáp nếu chảy máu từ xương.
Chảy máu: Cầm máu
Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh