Virus sởi sống trong lớp dịch nhầy mũi và họng của người bệnh và có thể lây truyền cho những người xung quanh thông qua việc ho và hắt hơi. Virus vẫn có thể ở trạng thái hoạt động và có khả năng lây lan trong khoảng 2h trên các bề mặt có chứa giọt bắn của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi (ví dụ như mặt bàn, mặt ghế…) Sau khi virus xâm nhập khoảng 4 ngày, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện và nếu bạn không được tiêm vaccine phòng bệnh Sởi thì 90% bạn sẽ nhiễm bệnh nếu phơi nhiễm với virus sởi, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC.
Sau khi bị nhiễm virus từ 7-14 ngày, các triệu chứng sẽ bắt đầu phát triển như: sốt cao, ho, sổ mũi, chảy nước mắt, đỏ mắt. 2-3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng, các nốt nhỏ, màu trắng được gọi là các nốt Koplik sẽ bắt đầu xuất hiện bên trong miệng. 3-5 ngày sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, các vết ban đỏ, đặc trưng của bệnh sởi sẽ bắt đầu bùng phát và cơn sốt sẽ tăng cao.
Tình trạng ban đỏ và sốt thường sẽ giảm đi trong vòng vài ngày.
Cứ 1.000 người bị bệnh sởi, sẽ có 1-3 người gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như viêm phổi và viêm não. Những biến chứng này có thể sẽ dẫn đến tử vong.
Vì bệnh sởi gây ra bởi virus, nên không có một phương pháp điều trị cụ thể nào cả. Tuy nhiên, uống vitamin A có thể sẽ làm các triệu chứng nhẹ hơn, theo tiến sỹ Stephen Pelton, Trưởng khoa truyền nhiễm trẻ em tại trung tâm y tế Boston cho biết.
Vaccine phòng sởi mới đây có thể giảm được 99% số ca mắc sởi so với loại vaccine phòng sởi trước kia. Trước khi loại vaccine mới này được cấp bằng công nhận vào năm 1963, thống kê của CDC cho thấy có khoảng 3-4 triệu ca mắc sởi mỗi năm tại Mỹ, với khoảng 500 trường hợp tử vọng. Vào thế khỉ 21, con số này tại Mỹ đã giảm xuống còn 86 ca mắc sởi một năm và không ghi nhận trường hợp nào tử vong. Vaccine phòng sởi có trong vaccine MMR – loại vaccine phối hợp phòng sởi, quai bị và rubella.
Tại Việt Nam, mũi vaccine phòng sởi đầu tiên sẽ tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, nhưng, không bao giờ là quá muộn để tiêm vaccine sởi cả, kể cả khi bạn đã ở tuổi trưởng thành, bác sỹ Johanna Goldfarb tại phòng khám nhi khoa Cleveland Clinic cho biết. Mũi vaccine phòng sởi thứ 2 sẽ được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Vaccine được coi là có hiệu quả 99% nếu trẻ được tiêm đủ cả 2 mũi, so với những trẻ được tiêm 1 mũi thì hiệu quả bảo vệ chỉ là 95%.
Nếu một cá nhân mắc sởi thì có thể đó không phải là hậu quả của việc không tiêm vaccine. Tuy nhiên, dịch sởi bùng phát thường là do có một số lượng lớn trẻ em không được tiêm vaccine, sau đó bị phơi nhiễm với virus sởi. Trong dịch sởi tại Mỹ, trong số 110 người nhiễm bệnh thì có khoảng 45% số người không được tiêm vaccine, theo báo cáo của CDC. Những người nhập cư và những người vừa đi qua vùng dịch và bị phơi nhiễm thường là những đối tượng mang virus sởi và khiến dịch sởi bùng phát. Các trường hợp nhiễm sởi thứ cấp thường xảy ra ở những người chưa được tiêm vaccine hoặc xảy ra với khoảng 5% số người đã tiêm vaccine nhưng không đáp ứng.
Vaccine phòng quai bị ít hiệu quả hơn so với vaccine sởi và rubella. Ngoài việc dịch sởi bùng phát, thì dịch quai bị hoặc ho gà cũng đã bùng phát trên toàn thế giới do giảm hiệu quả vaccine và có quá nhiều người không tiêm vaccine.
Từ tháng 1 năm 2015, chỉ có 19 bang tại Mỹ cùng thủ đô Washington DC báo cáo lại có ca mắc sởi. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế trên toàn thế giới tin rằng, dịch sởi có thể được loại trừ hoàn toàn. Cả 6 nước thành viên của WHO đã cam kết về việc loại bỏ dịch sởi hoàn toàn vào năm 2020. Và đây là một mục tiêu rất thực tế, hoàn toàn có thể thực hiện được nếu mọi người đều đưa trẻ đi tiêm vaccine.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh