✴️ Viêm túi thừa đại tràng có chữa được không?

Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về bệnh viêm túi thừa, bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, lựa chọn điều trị và chế độ ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh này như thế nào?

Túi thừa đại tràng là gì?

Túi thừa đại tràng là những túi nhỏ, phình ra có thể hình thành trong lớp lót của hệ thống tiêu hóa của con người, thường được tìm thấy ở phần dưới của đại tràng, cụ thể là đại tràng sigma (~ 95%), nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện ở manh tràng hay toàn bộ đại tràng.

Túi thừa là bệnh lý phổ biến ở những người trong độ tuổi sau 40 và hiếm khi gây ra những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, trừ phi một hay tất cả túi thừa vị viêm.

Sự hình thành của túi thừa diễn ra khi cơ thể bị thiếu chất xơ nghiêm trọng khiến phân nhỏ, cứng và khó bài tiết ra khỏi cơ thể. Để thải phân ra ngoài thì cần đại tràng phải co thắt nhiều và con người phải dùng sức rặn khi đại tiện và vô hình chung đã làm gia tăng áp lực lên đại tràng.

Khi đó vách đại tràng ở một số vị trị yếu sẽ bị áp lực gia tăng từ ruột già khiến niêm mạc của những vách yếu đó bị đẩy ra ngoài và tạo thành túi nhỏ. Thông thường, những túi nhỏ đó sẽ có kích thước khoảng 1-2cm hoặc lớn hơn khoảng 5-6cm. Túi thừa phổ biến nhất ở phần dưới của đại tràng – được gọi là đại tràng sigma. 

Tình trạng viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa là bệnh lý thường gặp ở những người sau 40 tuổi

Tình trạng viêm túi thừa đại tràng xảy ra khi túi thừa bị nhiễm khuẩn và vị trí viêm có thể ở trong hoặc xung quanh túi thừa. Do túi thừa thuờng chứa chất thải cặn bã cụ thể là phân bị kẹt lại và lâu ngày khiến chúng đông cứng, tạo điều kiện cho vi trùng thường có rất nhiều trong phân ở đại tràng phát triển mạnh khiến túi thừa vị viêm.

Những triệu chứng của bệnh viêm túi thừa

Viêm túi thừa có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc chúng có thể phát triển dần dần trong vài ngày. Các triệu chứng tiềm ẩn của bệnh túi thừa bao gồm:

– Đau bụng: có thể liên tục và kéo dài trong vài ngày. Phía dưới bên trái của bụng là vị trí thường thấy của cơn đau, đôi khi bên phải của bụng bị đau nhiều hơn, đặc biệt là ở những người gốc Á.

– Đầy hơi

– Bệnh tiêu chảy

– Táo bón hoặc ít gặp hơn là tiêu chảy

Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng khác như:

– Đau bụng liên tục hoặc dữ dội

– Buồn nôn và ói mửa

– Sốt và ớn lạnh

– Xuất hiện máu trong phân

– Chảy máu từ trực tràng

Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất của viêm túi thừa và thừa đau ở phía bên trái bụng. Nếu bạn phát triển bất kỳ triệu chứng nào ở trên, chẳng hạn như nôn hoặc xuất hiện máu trong phân, đó có thể là dấu hiệu của một biến chứng nghiêm trọng do viêm túi thừa hoặc một tình trạng khác gây ra nên cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị viêm túi thừa

Một vài yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ bị viêm túi thừa gồm:

Tuổi tác: Viêm túi thừa thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Nó không xảy ra thường xuyên với những người dưới 30 tuổi. Tỷ lệ viêm túi thừa gia tăng theo tuổi tác. Đàn ông có nguy cơ mắc viêm túi thừa cao hơn phụ nữ.

Béo phì: Thừa cân nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa

Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có nhiều khả năng bị viêm túi thừa hơn những người không hút thuốc

Thiếu vận động: Tập thể dục mạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa.

Chế độ ăn ít chất xơ có thể gây nên bệnh viêm túi thừa đại tràng

Chế độ ăn ít chất xơ: Một chế độ ăn ít chất xơ sẽ khiến nguy cơ mắc viêm túi thừa cao hơn và đó là lý do vì sao các nước phương Tây và Mỹ là những quốc gia có tỷ lệ viêm túi thừa cao nhất thế giới bởi chế độ ăn uống ít chất xơ và giàu chất béo động vật.

Một số loại thuốc: Các loại thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm túi thừa, bao gồm steroid, opioids và thuốc chống viêm không steroid, như  ibuprofen (Advil, Motrin IB, others) và  naproxen sodium (Aleve).

Ngoài ra, các yếu tố như béo phì, thừa cân và lười vận động, hút thuốc cũng khiến nguy cơ bị viêm túi thừa tăng cao.

Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm túi thừa

Nguyên nhân chính làm cho túi thừa bị viêm, nhiễm khuẩn vẫn chưa được hiểu rõ. Một số giả thuyết cho rằng áp lực tăng trong đại tràng có thể làm suy yếu thành của túi thừa, dẫn đến nhiễm trùng viêm túi thừa đại tràng.

Một số giả thuyết khác lại cho rằng các lỗ hẹp của túi thừa là nơi phân ứ đọng lại, có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc tình trạng tắc nghẽn miệng túi làm giảm lượng máu nuôi, dẫn đến tình trạng viêm. 

Viêm túi thừa có nguy hiểm không?

Viêm túi thừa là bệnh hoàn toàn có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhưng nếu để bệnh diễn tiến nặng hơn sẽ gây ra những nguy hiểm cho cơ thể người bệnh. Theo đó, một số biến chứng của viêm túi thừa đại tràng là:

– Áp xe, tích tụ mủ trong túi thừa

– Viêm phúc mạc: Tình trạng này xảy ra khi viêm túi thừa diễn tiến nặng hoặc bị thủng, tạo điều kiện cho dịch tiêu hóa hay chất thải trong ruột rơi vào khoang bụng dẫn đến sự viêm nhiễm nặng cho lớp phúc mạc. Nếu viêm phúc mạc xảy ra thì người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.

– Tình trạng tắc nghẽn trong đại tràng

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Để chẩn đoán viêm túi thừa, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe và bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đã và đang sử dụng. Các bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra bụng để xác định các vị trí ấn đau hay nếu cần thêm thông tin sẽ tiến hành kiểm tra trực tràng.

Một số bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm túi thừa như viêm ruột thừa, loét dạ dày, thai ngoài tử cung, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích… Để loại trừ các tình trạng khác và kiểm tra các dấu hiệu viêm túi thừa, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh viêm túi thừa

– Siêu âm bụng, chụp MRI bụng, chụp CT bụng hoặc X-quang bụng để thu thập hình ảnh của đường tiêu hóa (GI), sau đó kiểm tra những bất thường xuất hiện.

– Nội soi để kiểm tra tình trạng bên trong đường tiêu hóa

– Xét nghiệm phân để kiểm tra nhiễm trùng, chẳng hạn như Clostridium difficile

– Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng

– Xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu viêm, thiếu máu, hoặc các vấn đề về thận hoặc gan

– Khám phụ khoa để loại trừ các vấn đề phụ khoa ở phụ nữ

– Siêu âm thai để loại trừ việc mang thai hay tình trạng thai ngoài tử cung

Viêm túi thừa có chữa được không?

Viêm túi thừa không biến chứng thường có thể được điều trị tại nhà. Bác sĩ có thể khuyến khích bạn thay đổi chế độ ăn uống. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc bao gồm cả thuốc kháng sinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu bị biến chứng do viêm túi thừa, bạn cần phải đến bệnh viện để tiến hành điều trị. Bạn có thể được truyền dịch và kháng sinh thông qua đường truyền tĩnh mạch (IV). Tùy thuộc vào loại biến chứng, bạn có thể phải trải qua phẫu thuật hoặc các biện pháp được chỉ định khác.

Phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định cho bệnh viêm túi thừa sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh của bạn.

Viêm túi thừa không biến chứng thường có thể được điều trị tại nhà. Bác sĩ có thể khuyến khích bạn thay đổi chế độ ăn uống. Trong một số trường hợp, họ có thể kê đơn thuốc bao gồm cả thuốc kháng sinh.

Nếu viêm túi thừa có biến chứng, bạn cần đến bệnh viện để điều trị. Bạn có thể được truyền chất lỏng và thuốc kháng sinh qua đường truyền tĩnh mạch (IV). Tùy thuộc vào loại biến chứng, bạn có thể cần phải phẫu thuật hoặc làm thủ thuật khác.

Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ đinh của bác sĩ.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để cho hệ thống tiêu hóa có cơ hội nghỉ ngơi và phục hồi, bác sĩ có thể đề nghị tránh các loại thực phẩm rắn và tuân theo chế độ ăn lỏng trong vài ngày.

Nếu các triệu chứng của bạn là nhẹ hoặc đã bắt đầu cải thiện, bạn có thể thử ăn thực phẩm ít chất xơ cho đến khi tình trạng bệnh trở nên tốt hơn. Khi tình trạng có nhiều chuyển biến tích cực, bác sĩ có thể sẽ khuyến khích bạn ăn thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn nhẹ và bữa ăn chính.

Thuốc

Để giảm đau hoặc khó chịu do viêm túi thừa, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc giảm đau chẳng hạn như acetaminophen .

Nếu  nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ  sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Bao gồm các:

  • Metronidazole
  • Amoxicillin
  • Moxifloxacin

Điều quan trọng là bạn phải uống đầy đủ thuốc kháng sinh theo chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng của bạn cải thiện sau vài liều đầu tiên.

Điều trị khác

Nếu trường hợp viêm túi thừa phức tạp mà không thể điều trị bằng chế độ ăn uống và thuốc đơn thuần ví dụ như áp xe  thì phải điều trị  dẫn lưu mủ áp xe. Phẫu thuật để dẫn lưu áp xe có mủ, sửa chữa lỗ rò hoặc cắt bỏ các đoạn ruột kết bị nhiễm trùng.

Trường hợp có nhiều túi thừa bị viêm nặng cần được phẫu thuật

Phẫu thuật

Nếu bạn gặp phải nhiều đợt viêm túi thừa mà không thể quản lý hiệu quả bằng các thay đổi chế độ ăn uống và thuốc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để điều trị các biến chứng do viêm túi thừa.

Có hai loại phẫu thuật chính được sử dụng để điều trị viêm túi thừa.

– Phẫu thuật cắt bỏ các đoạn nhiễm trùng túi thừa của đại tràng sau đó sẽ gắn các đoạn không viêm lại với nhau. Phương pháp này có thể được chỉ định mổ mở hay mổ nọi soi tùy thuộc vào tình trạng viêm.

– Phẫu thuật cắt bỏ đoạn bị nhiễm trùng và gắn phần lành của ruột già vào một lỗ mở trong bụng, được gọi là lỗ thông, chất thải sẽ qua lỗ mở vào túi đựng bên ngoài bụng. Sau khoảng thời gian tình trạng viêm đã lành, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để nối lại các phần ruột đã cắt.

Một vài phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh

Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát tình trạng viêm túi thừa cũng như tình trạng sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Theo đó, người mắc bệnh được khuyên tránh các loại thực phẩm rắn và tuân thủ theo chế độ ăn uống thiên về chất lỏng trong vài ngày. Đây cũng là cách giúp hệ thống tiêu hóa được nghỉ ngơi.

Ăn nhiều chất xơ: Khi các triệu chứng của bạn được cải thiện, bác sĩ có thể khuyến khích bạn ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ một cách từ từ để tránh cảm giác khó chịu. Theo đó, tiêu chuẩn chất xơ cần nạp khoảng 20-35 gram/ngày. Những sản phẩm chất xơ tốt cho cơ thể như trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt.

Hạn chế một số đồ ăn: Bác sĩ cũng có thể khuyến khích bạn hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa giàu chất béo và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.

Uống nhiều nước: Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể vì nếu chỉ dung nạp riêng chất xơ mà không có đủ lượng nước thay thế thì có thể gây nên tình trạng táo bón.

Không trì hoãn đi đại tiện: Không nên cố nhịn khi cơ thể có dấu hiệu muốn đi đại tiện vì càng trì hoàn lại sẽ khiến phân bị khô và gặp khó khăn để thải ra ngoài.

Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập thể dục có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và giảm thiểu những áp lực gia tăng lên ruột già.

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh viêm túi thừa đại tràng để giúp mọi người chủ động hơn trong vừa phòng ngừa và phát hiện bệnh tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top