Tìm hiểu về vắc-xin phòng ngừa phế cầu khuẩn

Nội dung

1. Bệnh phế cầu khuẩn (Pneumococcus)

Bệnh phế cầu khuẩn (Pneumococcus) được gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus pneumonia, có tỷ lệ tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ,  nó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của vắc xin phòng bệnh.   

Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh phế cầu khuẩn (Pneumococcus), nhưng một số trường hợp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

  • Người từ 65 tuổi trở lên
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Người có vấn đề về sức khỏe
  • Người có suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể
  • Người hút thuốc lá

Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như:

  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm màng não

Những người mắc bệnh phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 5%, nhiễm trùng huyết  20%, và viêm màng não là 30%.

Người có những vấn đề về sức khỏe được liệt kê ở mục 3 của bài viết này có tỷ lệ tử vong cao hơn.

 

2. Vắc xin phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn

Điều trị bệnh  nhiễm trùng do phế cầu khuẩn (Pneumococcus) với penicillin và những lọai thuốc khác đã từng mang lại kết quả tốt.  Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã bị kháng thuốc. Điều đó làm việc tiêm vắcxin phòng bệnh càng trở nên cần thiết.

PPSV (Pneumococcal polysaccharide vaccine), loại vắc xin phòng ngừa giúp chống lại 23 type phế cầu khuẩn, bao gồm những type có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng.

Những người khỏe mạnh được tiêm ngừa vắcxin bắt đầu đạt hiệu quả phòng bệnh sau 2-3 tuần.  Người cao tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi và những người thuộc một số nhóm bệnh đặc biệt có thể  không có đáp ứng miễn dịch tốt bằng.

Một dạng khác của vắcxin ngừa phế cầu khuẩn (Pneumococcus) là PCV (Pneumococcal conjugate vaccine) thường được khuyên dùng cho trẻ em dưới 5 tuồi .  PCV được liệt kê trong báo cáo thông tin vắcxin

 

3. Đối tượng nào nên tiêm phòng vắcxin PPSV?

  • Người > 65 tuổi
  • Người từ 2 đến 64 tuổi có kèm những vấn đề về sức khỏe như:
    • Bệnh tim mạch
    • Bệnh phổi
    • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
    • Bệnh tiểu đường
    • Nghiện rượu
    • Bệnh gan mãn tính
    • Rò dịch não tủy hay cấy ốc tai
  • Người từ 2 đến 64 tuổi có uống thuốc làm giảm sức đề kháng của cơ thể như:
    • Sử dụng dài steroid
    • Thuốc trị ung thư
    • Xạ trị
  • Người từ 19 đến 64 tuổi có:
    • Hút thuốc
    • Hen suyễn

PPSV sẽ kém hiệu quả  ở những người có sức đề kháng thấp. Nhưng những trường hợp này vẫn nên được tiêm ngừa vì họ có thể bị bệnh nặng hơn nếu như mắc phải bệnh phế cầu khuẩn (Pneumococcus)

Trẻ em thường mắc bệnh viêm tai, viêm xoang hay bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên nhưng vẫn  khỏe mạnh thì không cần tiêm ngừa PPSV vì nó không có tác dụng chống lại những bệnh nêu trên. 

 

4. Liều dùng và khi nào tiêm phòng PPSV?

Thông thường 1 liều PPSV là đủ, nhưng đối với nhiều tình huống có khi phải sử dụng 2 liều

Liều thứ 2 được khuyên dùng cho những người từ 65 tuổi trở lên đã được tiêm liều đầu trước 65 tuổi và cách lần tiêm liều 2 ít nhất 5 năm

Liều thứ 2 được khuyên dùng cho những người từ 2 đến 64 tuổi có kèm những bệnh sau đây:

  • Bệnh về lách hoặc không có lách
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Bệnh HIV và AIDS
  • Bệnh ung thư, bệnh bạch cầu, lymphoma, myeloma
  • Hội chứng thận hư
  • Cấy ghép cơ quan nội tạng
  • Uống thuốc làm giảm sức đề kháng

Khi cho tiêm liều thứ hai phải chú ý cách liều đầu ít nhất 5 năm

 

5. Đối tượng không thể tiêm ngừa PPSV hoặc phải đợi

Những người đã từng có dị ứng với PPSV không nên tiêm liều 2

Những người có dị ứng với bất cứ thành phần nào của PPSV không nên tiêm ngừa và phải báo ngay cho bác sĩ điều trị khi bị dị ứng nặng

Những người đang mang bệnh nặng và tiêm ngừa theo lịch tiêm chủng thì có thể chờ cho đến khi khỏe.  Những người bệnh nhẹ vẫn có thể tiêm vắc xin

Chưa có chứng cứ cho thấy PPSV ảnh hưởng không tốt lên phụ nữ đang mang thai và thai nhi, để tiêm ngừa cho phụ nữ có nguy cơ nhiễm bệnh phế cầu khuẩn (Pneumococcus) nên tim ngưà trước khi mang thai nếu như có thể.

 

6. Tác dụng phụ của PPSV

Gần ½ số người tiêm ngừa vắc xin PPSV có vài tác dụng phụ như bị đỏ và đau tại chỗ tiêm.

Ít hơn 1% có sốt, đau cơ, và phản ứng phụ tại chỗ nghiêm trọng.

Vắc xin cũng như bất kỳ lọai thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên nguy cơ vắc xin làm tổn hại nghiêm trọng hay dẫn đến tử vong là rất thấp. 

 

7. Phải làm gì nếu xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng?

Ta nên nhận biết thế nào?

Bất kỳ tình huống bất thường nào như sốt cao hay thay đổi trạng thái.  Những dấu hiệu của tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm chứng khó thở, khan giọng, khò khè, nổi mề đay, nhợt nhạt, mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt.

Ta nên làm thế nào?

Gọi bác sĩ hoặc nhờ ai đó đưa ngay đến bác sĩ

Nói rõ tình trạng cho bác sĩ biết, ngày giờ xảy ra tình trạng đó và đã tiêm vắc xin khi nào

Yêu cầu bác sĩ ghi nhận tình trạng trên bằng việc lưu hồ sơ tiêm ngừa vắc xin.

 

8. Tiêu chuẩn xuất viện

Tiêu chuẩn xuất viện đối với bệnh viêm phổi thường dựa trên những tiêu chí cơ bản.  Bệnh nhân xuất viện phải đảm bảo không mắc hơn một trong những triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 37.80 C
  • Nhịp tim nhanh hơn 100 lần/phút
  • Nhịp thở nhanh hơn 24 lần/phút
  • Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg
  • Oxy bão hòa thấp hơn 90%
  • Không còn duy trì việc uống thuốc 

 

9. Vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn Pnemococcus có an toàn không?

Vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn không thể gây ra bệnh viêm phổi. Nó giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm phổi thông thường. 

 

10. Vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn hiệu quả như thế nào?

Có thể sẽ bắt đầu được miễn dịch với bệnh viêm phổi từ 10 đến 15 ngày kể từ khi tiêm thuốc.  Hiệu quả của vắc xin tùy thuộc vào tuổi tác và sức khỏe của mỗi người và sẽ đạt từ 56 – 81% tác dụng chống lại nguy cơ lây nhiễm. 

 

11. Có thể tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn cùng lúc với các lọai vắc xin khác không?

Câu trả lời là được phép. Mặc dù có thể tiêm cùng thời điểm với các lọai vắc xin khác nhưng phải đảm bao tiêm ở 2 chỗ khác nhau trên cơ thể. 

 

12. Những phản ứng cơ thể nào có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin kháng phế cầu khuẩn?

Sau khi tiêm khoảng nửa giờ thì chỗ tiêm sẽ hơi sưng nhẹ và đau

Một vài trường hợp sẽ bị sốt nhẹ, đau đầu hoặc đau cơ

Một vài trường hợp khác sẽ có thể bị sưng và đau nhiều hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top